Mã tài liệu: 223880
Số trang: 16
Định dạng: doc
Dung lượng file: 116 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
1. Phân loại học
Thông hai lá dẹt có tên khoa học là Ducampopinus Krempfii, thuộc họ thông (Pinaceae). Đây là loài thông cổ với đặc trưng là có hai lá dẹt hình lưỡi kiếm, trên thế giới chỉ có độc nhất ở Việt Nam và có phân bố hẹp ở tỉnh Lâm Đồng. Đây là loài thông được nhiều nhà thực vật học trên thế giới hết sức quan tâm. Ban đầu, loài thông quý hiếm này được gọi là Pinus Krempfii H. Lec. (thuộc họ Abietaceae), mang tên nhà thực vật học người Đức M. Krempf, người đầu tiên thu mẫu vật thông hai lá dẹt ở thượng nguồn Sông Mao trên độ cao 1.350m. Sau này, nhà thực vật học người Pháp là A. Chevalier đã lấy tên Ducamp, một quản đốc thủy lâm người Pháp, người tổ chức nên Cục lâm nghiệp ở Đông Dương, để đặt tên cho loài là Ducampopinus Krempfii (Lec) A. Chev. Người ta còn gọi loài thông này với cái tên khác nữa là thông Sré.
2. Phân bố
Trong công trình Thực vật học đại cương của Đông Dương, Hickel cho biết thông hai lá dẹt gặp ở độ cao 1.200 - 1.500m tại một vài khu phân bố chính ở Lâm Đồng, song nơi dễ tiếp cận nhất là vùng Cổng Trời. Vùng Cổng Trời trên dãy Hòn Nga thuộc xã Lát, huyện Lạc Dương, cách thành phố Đà Lạt 20km, khu phân bố có diện tích khoảng 750ha. Vào mùa khô, đường đến khu vực này không gặp trở ngại gì lớn. Từ năm 1989, chúng tôi đã có nhiều dịp đến đây để thu thập mẫu thực vật, cây con tái sinh, chụp ảnh và quay video về loài thông quý hiếm này.
Đứng xa vùng phân bố tự nhiên mấy kilômét cũng đã thấy tán lá hình quạt của những cây thông hai lá dẹt cao tuổi nổi lên rất rõ, chiếm lĩnh tầng tán trội của rừng. Càng lại gần, tán cây càng nổi bật và đây cũng là đặc điểm dễ nhận biết nhất của loài thông quý này.
Thông hai lá dẹt thường gặp ở độ cao trên 1.000m. ở Cổng Trời, cây mọc thành quần thụ lớn ở độ cao 1.600m. Trong đợt điều tra gần đây ở vùng núi Bidoup, chúng tôi cũng gặp thông hai lá dẹt mọc rải rác ở độ cao 1.600m trở lên.
Vùng núi Bidoup nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Đa Nhim, có diện tích trên 10.000ha, thuộc xã Đa Chay, huyện Lạc Dương, nằm dưới sự quản lý của hai trạm quản lý rừng đầu nguồn là trạm Long Lanh và trạm Đa Chay. Đây là khu phân bố thứ hai mà chúng tôi đã tới khảo sát và khu vực khảo sát thuộc địa phận Long Lanh, cách thành phố Đà Lạt 50km, có thể dễ dàng đi lại vào mùa khô.
Theo các tài liệu và các nhà khoa học thì ngoài hai vùng trên, thông hai lá dẹt còn có thể thấy ở một số nơi khác thuộc Lâm Đồng và Khánh Hòa; Poilane đã tìm thấy loài cây này ở vùng phụ cận Nha Trang và ở Đơn Dương; M. Schmid và Trương Văn Lên thấy có ở Suối Vàng, gần Đà Lạt; Lê Kim Biên thu được mẫu ở đèo Ngoạn Mục; Võ Văn Chi, Vũ Văn Dũng tìm thấy ở vùng Cổng Trời .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 757
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 1594
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 624
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 1186
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 695
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16