Mã tài liệu: 292535
Số trang: 38
Định dạng: zip
Dung lượng file: 2,247 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
A. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza Sativa L) là một trong những cây trồng cung cấp nguồn lương thực quan trọng nhất của loài người, với 40% dân số thế giới sử dụng lúa gạo làm thức ăn chính và có ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân số thế giới.
Ở Việt Nam, việc áp dụng thành tựu về lúa lai đã có kết quả to lớn. Năng suất lúa lai so với lúa thường tăng từ 20% trở lên và diện tích lúa lai ngày càng tăng. Trước đây 10 năm, Việt Nam đã xuất khẩu được một lượng lúa gạo lớn đứng thứ hai trên thế giới (FAO, 2006). Sản xuất lúa lai hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều công nghệ và giống mới được tạo ra.
Chọn tạo giống lúa lai hai dòng kháng bệnh bạc lá”. Bệnh bạc lá lúa( Xanthomonas oryzae) là một loại bệnh hiện rất đang phổ biến và gây tác hại nghiêm trọng hầu hết ở các nước, trung bình giảm 6-60% năng suất, tăng tỷ lệ hạt lép. Ở nước ta bệnh cũng đã gây hại nghiêm trọng và đặc biệt trên các giống lúa lai. Vì thế một trong những định hướng về phát triển lúa lai ở nước ta là chọn tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá. Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“ Chọn tạo giống lúa kháng bạc lá trong hệ thống lúa lai hai dòng”
1.2. Mục đích
- Nghiên cứu bệnh bạc lá giúp chúng ta hiểu rõ hơn tác hại của bệnh bạc lá với cây lúa.
- Nghiên cứu các gen kháng bệnh bạc lá lúa nhằm mục đích chuyển gen kháng bệnh vào các giống lúa bằng phương pháp truyền thống hoặc có sự hỗ trợ của công nghệ sinh học.
- Chuyên gen vào các dòng bố, mẹ làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống lúa trong hệ thống lúa lai hai dòng.
C. KẾT LUẬN
Bằng việc sử dụng dòng đẳng gen về cơ bản chúng ta đã thành công trong chuyển gen Xa kháng BB vào trong dòng TGMS 103S, 135S là cơ sở cho việc tạo ra các giống lúa lai hai dòng kháng bạc lá. Hiện nay khi Xa 7 đang mất dần tính kháng thì việc nghiên cứu, sử dụng các gen kháng khác là việc làm tất yếu.Ở Việt Nam đang sử dụng Xa21 có khả năng kháng cao với đa dạng các chủng bạc lá. Đồng thời cũng cần kết hợp nhiều gen kháng với nhau để tăng hiệu quả và tính bền vứng của gen kháng.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác chọn tạo giống đã rút ngắn thời gian nghiên cứu và làm tăng độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Nếu trước đây khi chưa có CNSH, chỉ có thể đánh giá qua kiểu hình vừa mất thời công sức và không chính xác thì nay nhờ công nghệ sinh học mà khi muốn chuyển gen kháng nhanh hơn cách làm truyền thống chỉ 2-3 năm
Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật trong cuộc chiến chống lại BB với các giống VL24, VL50,… Và sẽ có nhiều giống khác ra đời vừa có năng suất cao, chất lượng khá tốt và có khả năng kháng bệnh cao.
Ngoài lúa lai thì việc chuyển gen kháng bạc lá vào lúa thuần cũng được quan tâm. Giống lúa thuần đã chuyển gen kháng bạc lá: BắcThơm7, tạo ra giống lúa Bắc Thơm.BB có chất lượng không kém gì Bắc Thơm lại có khả năng kháng bạc lá.
D. KIẾN NGHỊ
- Tổ chức nhân và bảo quản các dòng NILs
- Tổ chức lai quy tụ kết hợp các gen kháng, tăng sức kháng với BB
- Tổ chức nghiên cứu tìm kiếm các gen kháng trong loài lúa dại.
- Thường xuyên kiểm tra sự biến đổi cấu trúc của các chủng vi khuẩn
- Thường xuyên kiểm tra hiệu lực kháng của các gen kháng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 223
👁 Lượt xem: 745
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 189
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 846
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 1633
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 18