Mã tài liệu: 295372
Số trang: 41
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 506 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
Tóm lược
đề tài này nhằm xác định tổng đàn gia súc, gia cầm trước cúm và sau cúm gia cầm, đánh giá tác động của dịch cúm đến hoạt động chăn nuôi ở địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang và khảo sát cơ cấu đàn gia súc, gia cầm sau dịch cúm.
Kết quả đề tài cho thấy:
- Cơ cấu đàn vật nuôi làm nguồn thu nhập chính trước và sau dịch cúm vẫn không thay đổi: heo, bò và vịt. đây là cơ cấu đàn có tiềm năng phát triển của huyện Châu Thành.
- Tổng đàn gia cầm giảm nhiều vào năm 2004 và được phục hồi trong năm
2005: năm 2003 (26.715 con), năm 2004 (16.572 con), năm 2005 (27.943 con).
- Tổng đàn gia súc tăng từ năm 2003 đến 2005: năm 2003 (1.527 con), năm2004 (1.754 con), năm 2005 (2.003 con).
- Trở ngại chính trong hoạt động chăn nuôi là giá bán chiếm 56,8 % hộ và bệnh tật chiếm 37,8 % hộ, nguyên nhân là do tác động của dịch cúm gia cầm.
- Yếu tố quyết định thành công trong chăn nuôi chính là nguồn vốn chiếm85,6 % hộ.
Dịch cúm gia cầm tác động chủ yếu đến: tổng đàn vật nuôi, kỹ thuật nuôi gia cầm, chi phí thức ăn, đầu tư lao động, chủ trương phát triển chăn nuôi của chính quyền địa phương.
Mục lục
Nội dung Trang Cảm tạ i
Tóm lược ii Mục lục iii Danh sách bảng v
Danh sách hình v Chương 1. Giới thiệu . 1
1.1. đặt vấn đề .1
1.2. Mục đích .1
Chương 2. Lược khảo tài liệu . 2
2.1. Những hiểu biết cơ bản về cúm gia cầm 2
2.2. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới 4
2.3. Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam .5
2.4. Tình hình dịch cúm gia cầm ở An Giang 8
2.5. Các chủ trương – chính sách . 10
Chương 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 12
3.1. Vật liệu . 12
3.2. Phương pháp 12
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 12
3.2.2. Phương pháp tiến hành . 12
3.2.3. Chỉ tiêu theo dõi 13
3.3. Phân tích thống kê 13
Chương 4. Kết quả và thảo luận 14
4.1. đặc điểm nông hộ 14
4.1.1. Tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ 14
4.1.2. Kinh nghiệm chăn nuôi . 15
4.1.3. Diện tích đất nông hộ . 15
4.1.4. Nguồn thông tin cho hoạt động chăn nuôi . 17
4.1.5. Tình hình tài chính nông hộ 17
4.2. Ứng phó của chính quyền địa phương và phản ứng của người chăn nuôi
khi có thông tin dịch cúm gia cầm . 18
4.2.1. Ứng phó của chính quyền địa phương khi có thông tin dịch cúm
gia cầm 18
4.2.2. Phản ứng của người chăn nuôi khi có thông tin dịch cúm gia cầm . 18
4.3. Hoạt động chăn nuôi của hộ từ khi có dịch cúm xảy ra 19
4.3.1. Qui mô nuôi .. 19
4.3.1.1. Biến động số lượng vật nuôi khi có thông tin dịch cúm 19
4.3.1.2. Loại vật nuôi làm nguồn thu nhập chính 21
4.3.2. Kỹ thuật nuôi 22
4.3.2.1. Phương thức nuôi 22
4.3.2.2. Kỹ thuật nuôi 22
4.3.3. đầu tư con giống 23
4.3.4. Chi phí thức ăn 24
4.3.5. đầu tư lao động từ khi có thông tin dịch cúm xảy ra . 24
4.3.6. Biến động đàn gia súc gia cầm sau dịch cúm 25
4.3.7. Trở ngại chính trong hoạt động chăn nuôi từ tháng 12/2003 – 2005 26
4.3.8. Yếu tố quyết định thành công trong chăn nuôi 26
4.3.9. Kế hoạch trong thời gian tới 27
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị 29
5.1. Kết luận 29
5.2. Khuyến nghị 29
Tài liệu tham khảo 30
Chương 1
Giới thiệu
1.1. đặt vấn đề
Cúm gia cầm (còn gọi là cúm chim, cúm gà, cúm týp A) là bệnh cúm gây bởi một týp virus cúm sống trên loài có lông vũ, nhưng có thể lây nhiễm sang nhiều loài động vật có vú. Bệnh được xác định lần đầu tiên ở Montenergro vào đầu những năm 1900 và hiện được biết là có mặt trên khắp thế giới. Chủng cúm gia cầm H5N1 xuất hiện năm1997 tại Hồng Công nhiều khả năng là nguồn gây dịch cúm gia cầm trên đàn gia cầmcủa nhiều nước châu Á từ cuối năm 2003 đến nay (Cẩm Tú, 2007).
Ở nước ta dịch cúm gia cầm xuất hiện vào tháng 12 năm 2003 và đến tháng 5 năm2005, cả nước đã xảy ra ba đợt dịch cúm và tái phát dịch đều có gia cầm bị chết đã gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng và cho nền kinh tế cả nước nói chung.
Nếu dịch cúm gia cầm ở Việt Nam được coi là điểm nóng của thế giới thì An Giang đang là điểm nóng của Việt Nam. Ba đợt dịch cúm và tái phát dịch đều có gà, vịt bệnh chết ở các địa phương. Tổng đàn gia cầm ở An Giang hơn hai triệu con nên dịch cúm xảy ra đã gây thiệt hại không ít đến nền kinh tế nói chung và tình hình chăn nuôi nóiriêng của tỉnh (Cao Tâm, Báo An Giang, 2005).
Là một phần ở tỉnh An Giang nên huyện Châu Thành cũng chịu ảnh hưởng của dịch cúm. Nó ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của người dân trên địa bàn. Nhằm khảo sát cơ cấu đàn gia súc, gia cầm sau cúm và tiềm năng giống vật nuôi có triển vọng phát triển trong tương lai ở huyện Châu Thành, chúng tôi tiến hành đề tài “Tác động của dịch cúm gia cầm đến tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ở huyện Châu Thành tỉnh An Giang”.
1.2. Mục đích
Xác định tổng đàn gia súc, gia cầm trước và sau cúm .
đánh giá tác động của dịch cúm gia cầm đến tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ở huyện Châu Thành
Khảo sát cơ cấu đàn gia súc, gia cầm sau dịch cúm.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 671
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 151
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 642
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 723
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 930
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 743
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 653
⬇ Lượt tải: 18