Mã tài liệu: 127469
Số trang: 66
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Ngày nay cùng với sự gia tăng nhanh chóng về dân số thì nhu cầu về dinh dưỡng của con người đặc biệt là nhu cầu về prôtêin đã trở thành một vấn đề cấp thiết trong phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia. Ước tính có khoảng 90% Calo và trên 80% prôtêin trong bữa ăn hàng ngày của người dân các nước Châu Á được cung cấp từ thực vật trong đó cây đậu tương chiếm vị trí hàng đầu cung cấp prôtêin, dầu thực vật và chất khoáng cho con người.
Bên cạnh ấy cây đậu tương cũng được coi như một thành phần quan trọng trong hệ thống cây trồng về mặt sinh thái vì chúng có khả năng cố định đạm (rễ của đậu có nốt sần cố định đạm) do đó ít phụ thuộc vào phân đạm hơn so với cây trồng khác. Trồng đậu tương còn góp phần nâng cao độ phì đất, bảo vệ đất khỏi sói mòn lại có thể thích hợp với nhiều loại đất khác nhau kể cả đất dốc. Vì vậy, đậu tương đã trở thành cây trồng quan trọng trong hệ thống luân canh ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Trung du và Miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) gồm 15 tỉnh, có tổng diện tích tự nhiễn 10,18 triệu ha, là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, an toàn sinh thái và an ninh quốc phòng của cả nước. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy kinh tế – xã hội miền núi, xong cho đến nay vùng TDMNBB vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đất đai ngày càng suy thoái do sói mòn, đói nghèo vẫn còn phổ biến. Về phát triển nông nghiệp nông thôn, TDMNBB đứng trước nhiệm vụ to lớn đó là: Duy trì và nâng cao độ phì của đất trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp đa canh bền vững và phải đảm bảo an toàn lương thực, từng bước nâng cao đời sống của người dân. Để giải quyết vấn đề này thì việc tăng cường sản xuất cây đậu tương ở TDMNBB có ý nghĩa to lớn. Tuy nhiên cho đến nay việc phát triển sản xuất cây đậu tương vẫn còn bị hạn chế cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Hiện nay diện tích đậu tương của vùng chiếm 36,1% diện tích của cả nước, năng suất lớn đậu tương của vùng mới đạt 9,99 tạ/ha, trong khi năng suất đậu tương cả nước đạt 13,5 tạ/ha. Vùng còn nhiều tiềm năng lớn về đất đai, khí hậu, con người để phát triển đậu tương nhưng chưa được khai thác và sử dụng. Vì vậy trong thời gian tới cần có những biện pháp thúc đẩy phát triển sản xuất đậu tương trước tiên là để giải quyết các vấn đề của vùng và đồng thời góp phần vào việc thay thế lượng đậu tương nhập khẩu của nước ta, từng bước thúc đẩy công nghiệp chế biến thức ăn gia súc: Công nghiệp ép, luyện tinh dầu thực vật phát triển và cũng tạo điều kiện phát triển chăn nuôi của vùng cũng như của cả nước đạt hiệu quả cao.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về
Chương II: Thực trạng sản xuất đậu tương ở Trung du miền núi Bắc Bộ
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất đậu tương ở TDMNBB
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 985
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16