Mã tài liệu: 88040
Số trang: 13
Định dạng: docx
Dung lượng file: 89 Kb
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Kinh tế trang trại trong những năm gần đây đ• ra đời và phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trong cả nước; phát triển kinh tế trang trại đem lại những lợi ích to lớn cho đất nước: Tạo điều kiện thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn chuyển từ sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán, tỉ trọng sản phẩm hàng hóa thấp,... sang sản xuất hàng hóa với quy mô lớn; khai thác có hiệu quả lao động, đất đai, đặc biệt là đất trống, đồi trọc đất hoang hóa ở vùng trung du và miền núi phía Bắc; khai thác nguồn vốn trong dân tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định, cải thiện nâng cao đời sống cho người lao động; tăng tích lũy của dân cư, tạo ra nhiều nông sản hàng hóa,... từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp nông thôn.
Kinh tế trang trại ra đời và phát triển là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng x• hội chủ nghĩa ở nước ta.
Vùng trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh (trong đó có 11 tỉnh thuộc vùng Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Giang và 3 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu. Diện tích toàn vùng 102.964,6 km2, chiếm 31,3% diện tích cả nước. Dân số toàn vùng bằng 14% dân số cả nước,với 43 dân tộc, có 42 dân tộc ít người, mật độ dân trung bình của vùng: 109 người/km2.
Vùng trung du và miền núi phía Bắc là vùng đất rộng lớn, có nhiều lợi thế phát triển một nền kinh tế đa dạng, đặc biệt là nông, lâm nghiệp, đồng thời đây cũng là vùng có vị trí chiến lược quan trọng đối với việc giữ vững ổn định chính trị và an ninh quốc phòng của đất nước. Hiện nay, vùng trung du và miền núi phía Bắc vẫn là vùng chậm phát triển, chưa phát huy được lợi thế của vùng, đời sống của dân cư (đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng núi cao) rất thấp kém, chậm được cải thiện. Mặc dù vậy, phong trào làm kinh tế trang trại đang diễn ra mạnh mẽ. Tuy đang trong thời kỳ đầu phát triển, nhưng các trang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc đ• đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, kinh tế trang trại vùng trung du miền núi phía Bắc vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn hạn chế: Thiếu vốn để đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, sản phẩm chưa qua chế biến chiếm tỉ trọng cao, sản phẩm khó tiêu thụ trên thị trường; kết cấu hạ tầng yếu kém; trình độ của chủ các trang trại không cao,... để làm tốt các vấn đề trên, suy cho cùng vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các trang trại. Vì vậy làm thế nào để các trang trại có vốn, sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề cần được hết sức quan tâm.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Kinh tế trang trại và vai trò tài chính với phát triển kinh tế trang trại
Chương 2: Tài chính với phát triển kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam trong thời gian qua
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tài chính thúc đẩy kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam phát triển
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 984
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16