Mã tài liệu: 230652
Số trang: 47
Định dạng: doc
Dung lượng file: 7,679 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
khăn cho việc quản lý chất lượng nước trong ao.
Nhằm đóng góp tư liệu khoa học về khu hệ thực vật nổi của các thủy vực ven bờ Việt Nam cũng như việc quản lý môi trường ao nuôi tôm, chúng tôi thực hiện đề tài: “Biến động thành phần loài và số lượng thực vật nổi trong ao nuôi tôm Sú tại Khánh Hòa”
Mục tiêu của đề tài:
- Xác định một số đặc điểm cơ bản của quần xã thực vật nổi trong 3 hệ thống ao nuôi tôm ở Khánh Hòa làm cơ sở khoa học cho kỹ thuật ổn định và nâng cao chất lượng nước ao nuôi.
- Cung cấp các dẫn liệu cơ bản về TVN cho lĩnh vực nghiên cứu sinh vật nổi trong ao NTTS.
Để đạt mục tiêu của đề tài, các nội dung nghiên cứu sau đây được tiến hành:
1 - Xác định thành phần loài, số lượng tế bào thực vật nổi và biến động của chúng theo thời gian của chu kỳ nuôi tôm.
2 - Tác động của kỹ thuật nuôi tôm đến sự phát triển của thực vật nổi ở hệ thống ao nuôi tôm bán thâm canh (BTC) và thâm canh (TC).
3 - Thử nghiệm quản lý (điều chỉnh) sự phát triển của thực vật nổi trong một số ao nuôi tôm Sú thâm canh.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:
- Luận án góp phần làm rõ đặc điểm và vai trò của thực vật nổi trong ao nuôi tôm thương phẩm (đặc biệt là hệ thống ao nuôi bán thâm canh và thâm canh).
- Xác định mối quan hệ giữa thực vật nổi với một số yếu tố lý, hóa học của nước trong ao nuôi cũng như với một số loại hóa chất thường được sử dụng trong nuôi tôm
- Cung cấp những dữ liệu khoa học giúp các nhà quản lý NTTS, cán bộ kỹ thuật cũng như các nông hộ nuôi tôm có biện pháp điều chỉnh chất lượng nước trong ao khi cần thiết.
Nét mới của luận án:
- Luận án là một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tương đối đầy đủ và có hệ thống về thực vật nổi trong ao nuôi tôm Sú thương phẩm.
- Luận án là công trình nghiên cứu cơ bản có sự kết hợp với các nghiên cứu khác trong hệ sinh thái ao nuôi tôm (biện pháp kỹ thuật nuôi và mối quan hệ giữa thực vật nổi với các yếu tố môi trường ).
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 THỰC VẬT NỔI VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG
1.1.1 Vài nét về tình hình nghiên cứu thực vật nổi
- Tình hình nghiên cứu thực vật nổi (TVN) trên thế giới
Trước đây, thực vật nổi được biết đến như một dạng vật chất hữu cơ trôi nổi trong nước (ở dạng sống và chết), mặc dù hình thái và cấu trúc của chúng được phát hiện nhờ sự phát minh ra kính hiển vi ở thế kỷ 17. Đến nay nhiều loài đã được mô tả về hình dạng, thể tích và kích thước tế bào .
[FONT="]Tùy theo quan điểm của từng tác giả, việc phân loại tảo trong những thế kỷ XIX, XX được sắp xếp theo những hệ thống khác nhau. Các tác giả ở Liên Xô cũ xếp tảo thành 10 ngành: tảo Lam (Cyanophyta), tảo Hai Roi (Pyrrophyta = Dinophyta), tảo Vàng ánh (Chrysophyta), tảo Vàng (Xanthophyta), tảo Silíc (Bacillariophyta), tảo Nâu (Phaeophyta), tảo Đỏ (Rhodophyta), tảo Mắt (Euglenophyta), tảo Lục (Chlorophyta) và tảo Vòng (Charophyta). Các hệ thống phân loại của các tác giả Tây âu, Nhật Bản lại xếp theo nhóm sắc tố. Các ngành tảo Hai Roi, Silíc, Vàng và Vàng ánh được xếp trong ngành Chrysophyta và tảo Vòng được xếp thành lớp Charophyceae trong ngành tảo Lục. Một số tác giả khác lại phân chia tảo thành 4 ngành: tảo Lam (Cyanophyta), tảo Lục (Chlorophyta), tảo Đỏ (Rhodophyta), ngành Chromophyta (gồm các ngành: tảo Silíc, tảo Vàng ánh, tảo Vàng, tảo Mắt và tảo Nâu). Nhìn chung là các hệ thống phân chia trên đều xem tảo Lam trong khái niệm “tảo”. Hệ thống phân chia gần đây nhất của các tác giả người Nhật bản chia tảo thành 4 ngành (thuộc giới thực vật - Plantae): tảo Đỏ (Rhodophyta), tảo Mắt (Euglenophyta), tảo Xanh Lục (Chlorophyta) và ngành Chromophyta (gồm: tảo Vàng, tảo Vàng ánh, tảo Silíc, tảo Hai Roi và tảo Nâu). Tảo Lam hay còn gọi là Vi Khuẩn Lam (Cyanobactưria) và Procholophyta được xếp vào giới sinh vật phân cắt (Monera) [theo 38]. Van Den Hoek và cộng sự (1995) lại
1.1.2 Vai trò của thực vật nổi trong các vực nước tự nhiên và trong các ao nuôi trồng thủy sản
Vai trò của thực vật nổi trong các vực nước tự nhiên và các ao nuôi trồng thủy sản là rất lớn và được thể hiện ở hai mặt: có lợi và có hại.
- Mặt có lợi
Vấn đề được đề cập và quan tâm nhiều nhất là vai trò của thực vật nổi đối với nghề nuôi trồng thủy sản. Thực vật nổi là nguồn thức ăn quan trọng của cá, không có thực vật nổi thì không có nghề cá (Hollerback, 1951) . Thực vật nổi là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự nhiên của vực nước. Thực vật nổi chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt là protein (50 - 70% trọng lượng khô). Do vậy là thức ăn rất cần thiết cho sự phát triển của nhiều loài động vật nhỏ ở nước (những động vật này lại là thức ăn tốt cho tôm cá) . Nhiều loài tảo Lục, tảo Silíc do có lượng chất dinh dưỡng cao, nên được nghiên cứu và nuôi trồng (đại trà) làm thức ăn cho các động vật ở nước cũng như các đối tượng nuôi trồng thủy sản , , . Theo Boyr (1990), năng suất sơ cấp của thực vật nổi là nguồn thức ăn và nguồn cung cấp oxy hòa tan rất quan trọng cho các động vật ở nước. Sự quang hợp của thực vật nổi đóng vai trò hết sức quan trọng để duy trì oxy trong nước. Các biến đổi oxy hòa tan trong quá trình hô hấp, trong quang hợp thường được sử dụng để đánh giá năng suất sơ cấp ao nuôi trồng thủy sản .
[FONT="]Trong các hệ thống NTTS, đặc biệt là trong các ao nuôi tôm công nghiệp, thực vật nổi là các yếu tố lọc sinh học làm sạch môi trường bởi sự hấp thụ mạnh các chất dinh dưỡng, đặc biệt là muối amonia - sản phẩm của quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ, thức ăn thừa, chất thải của tôm, hạn chế mức độ gây độc của chúng , . Thực vật nổi cung cấp lượng oxy lớn, thúc đẩy phân huỷ các chất tích tụ trong ao . . Starron và cs. (1995) khi nghiên cứu khả năng loại trừ tích lũy hữu cơ trong hệ thống tuần hoàn của trại nuôi cá bằng vi tảo Chlorella và Spirulina cho thấy nitơrat và phốt phát có thể được loại trừ hoàn toàn bởi các loại tảo hiển vi này [theo 54]. Thực vật nổi còn có vai trò làm giảm cường độ ánh sáng chiếu vào trong ao và có thể ngăn cản sự phát triển của các loài tảo đáy, đảm bảo sự ổn định cho tôm và ngăn cản các loài địch hại của tôm như cá, chim . Thực vật nổi hạn chế tối thiểu các biến động của chất lượng nước, ổn định nhiệt độ và hạn chế sự mất nhiệt của nước vào mùa đông . Sự phát triển của TVN có liên quan chặt chẽ với sự biến đổi của pH trong ao nuôi. Biến đổi pH trong các vũng nước ven bờ, các
1.1.3 Quản lý thực vật nổi trong ao nuôi.
Theo nhiều nhà NTTS trong và ngoài nước cho rằng duy trì màu nước trong ao ổn định là yếu tố chính trong quản lý nước ao nuôi tôm , , . Màu nước trong ao nuôi được quyết định bởi sự phát triển của sinh vật nổi, vi sinh vật trong đó TVN là nhân tố chủ yếu. Ngoài ra màu nước còn được quyết định bởi màu của đáy ao, bùn đất, hay các chất lơ lửng trong nước [30].
[FONT="]Với vai trò quan trọng của thực vật nổi trong các vực nước, nên việc quản lý, theo dõi sự phát triển của chúng trong các ao NTTS, đặc biệt là trong ao nuôi tôm thương phẩm là rất cần thiết. Bởi vậy, trước khi thả tôm giống (7 - 10 ngày), các nông hộ thường bón phân cho ao nhằm tạo điều kiện cho TVN phát triển ,, . Tuỳ theo kỹ thuật viên hay nông hộ (các vùng nuôi tôm khác nhau) mà có nhiều loại phân bón (vô cơ, hữu cơ) được sử dụng để gây màu nước. Các loại phân bón vô cơ thường được sử dụng là: NPK (16:16:16) với liều lượng 20 - 30 kg/ha hoặc Urê (2 - 3 kg/1000m3 nước). Ngoài ra các nông hộ còn bổ sung phân hữu cơ cho ao như phân chuồng (20 - 30 kg/1000m3) hay phân gà (3 - 30kg/ha), bột đậu nành (10kg/ha) [FONT="] bón liên tục cho đến khi độ trong của nước ao đạt 30 - 40 cm
1.2. CÁC HÌNH THỨC NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM
[FONT="]Cũng như hệ thống NTTS khác, nuôi tôm thương phẩm có 4 hình thức: Quảng canh truyền thống (QCTT), quảng canh cải tiến (QCCT), bán thâm canh BTC) và thâm canh (TC) , , . Hai hình thức đầu năng suất không cao, phổ biến ở các nước có quỹ diện tích mặt nước lớn và kỹ thuật chậm phát triển như Ấn Độ,
1.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM
[FONT="]Theo Chien (1992) khi nói về mục đích việc quản lý chất lượng nước cho rằng duy trì chất lượng nước tốt là sự cần thiết không những cho sự tồn tại mà còn cho sự sinh trưởng, phát triển bình thường của tôm. Chất lượng nước tốt là sự đầy đủ về oxy và môi trường lý, hóa, sinh học phù hợp với các quá trình trao đổi chất của đối tượng nuôi. Tiêu chuẩn chất lượng nước phải được thiết lập ở khoảng an toàn cho tôm, đặc biệt các yếu tố lý, hóa học của nước CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU
file:///C:/DOCUME%7E1/User/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gifPhương pháp nghiên cứu tổng quát cho quá trình thực hiện đề tài được trình bày tóm tắt qua sơ đồ sau
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 753
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 781
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 1185
⬇ Lượt tải: 17