Mã tài liệu: 229347
Số trang: 8
Định dạng: doc
Dung lượng file: 86 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]“Xã hội hiện đại của chúng ta ngày càng đòi hỏi sự an toàn. Đòi hỏi đó làm phát sinh tư tưởng cho rằng mọi rủi ro đều phải được bảo hiểm, rằng mọi thiệt hại phải được bồi thường nhanh chóng và toàn bộ, rằng xã hội không chỉ phải bồi thường những thiệt hại do chính xã hội gây ra mà còn phải bồi thường những thiệt hại mà xã hội đã không ngăn ngừa được” (1). Theo xu hướng đó, ở Việt Nam hiện nay, thực tế yêu cầu phát triển nền dân chủ, tăng cường kỷ cương trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước đang đặt ra vấn đề bức thiết là phải thể chế hoá và nghiêm chỉnh thực hiện thể chế bồi thường nhà nước, trước tiên là việc xây dựng Luật Bồi thường nhà nước. Tuy nhiên, khi Luật Bồi thường nhà nước đang được bàn thảo thì một số vấn đề liên quan đến luật này như khái niệm trách nhiệm bồi thường nhà nước, phân biệt bồi thường nhà nước với đền bù nhà nước vẫn chưa được hiểu rõ ràng.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]1. Trách nhiệm và trách nhiệm bồi thường nhà nước
[FONT=Times New Roman]Nhà nước pháp quyền là nhà nước phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình, đó chính là nguyên tắc đạo lí của nhà nước trước xã hội công dân. Xã hội càng hiện đại, văn minh càng đòi hỏi tính trách nhiệm cao hơn, đầy đủ và toàn diện hơn đối với các chủ thể, trong đó có nhà nước. Nhà nước phải là hiện thân, là mẫu hình của tính trách nhiệm toàn vẹn nhất trong xã hội. Trách nhiệm của nhà nước là khái niệm có phạm vi rộng lớn, nhiều cấp độ và phức tạp, bởi nhà nước vốn là một trong những phạm trù chính trị - xã hội và pháp lí thuộc loại phức tạp nhất. Vì vậy, đến nay câu chuyện về nhà nước, trách nhiệm của nhà nước chưa bao giờ đạt đến sự thống nhất trong toàn bộ các vấn đề có liên quan.
[FONT=Times New Roman]Trách nhiệm của nhà nước trước hết bắt nguồn từ khái niệm trách nhiệm trong đời sống xã hội. Trách nhiệm được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả; thứ hai là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai thì phải gánh chịu phần hậu quả (2). Còn theo Bách khoa Toàn thư Việt Nam, thì trách nhiệm là: “khái niệm của ý thức đạo đức và ý thức pháp quyền nói lên một đặc trưng của nhân cách trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đề ra. Nếu nghĩa vụ đặt ra cho con người vấn đề nhận thức và thực hiện những yêu cầu của xã hội, thì vấn đề trách nhiệm là ở chỗ con người hoàn thành và hoàn thành đến mức nào hoặc không hoàn thành những yêu cầu ấy. Trách nhiệm là sự tương xứng giữa hoạt động với nghĩa vụ, là hệ quả của tự do ý chí của con người, là đặc trưng cho hoạt động có ý thức của con người. Con người ngày càng nhận thức được quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội. Khi năng lực chi phối tự nhiên, xã hội của con người lớn lên thì trách nhiệm của con người đối với hành vi của mình cũng lớn lên. Về mặt pháp lí, việc xem xét trách nhiệm cá nhân phải xuất phát từ sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ: quyền càng rộng thì trách nhiệm càng lớn” (3).
[FONT=Times New Roman]Như vậy, trách nhiệm trước hết là phạm trù đạo đức có mối liên hệ chặt chẽ với việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đề ra. Nhà nước là chủ thể thể xã hội đặc biệt, phục vụ cho cuộc sống của con người và xã hội nói chung, do vậy, nhà nước cũng phải có trách nhiệm và phải chịu hậu quả nếu không làm tròn trách nhiệm theo vai trò, chức năng mà xã hội phân công. Theo nghĩa thứ hai, nhà nước cũng phải chịu sự ràng buộc với những hoạt động, việc làm của mình đối với con người và xã hội trong phạm vi được phép, nếu không thì cũng phải chịu hậu quả. Cả hai cách hiểu trên vẫn chưa nêu rõ và phân định được tính chất hậu quả của hai loại trách nhiệm khác nhau của nhà nước. Là chủ thể xã hội đặc biệt, nhà nước chỉ phải chịu trách nhiệm chính trị hay còn phải chịu cả trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ của mình với tư cách là bị đơn dân sự?
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]TÀI LIỆU
[FONT=Times New Roman](1) Xem: Martine Lombard và Gilles Dumont, Pháp luật hành chính Cộng hoà Pháp; Nxb. Tư pháp; H, 2007; tr. 722.
[FONT=Times New Roman](2) Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt; Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học; 2002; tr. 1020.
[FONT=Times New Roman](3) Xem: http://www.bachkhoatoanthu.gov.vn.
[FONT=Times New Roman](4) Xem thêm: http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=2004, PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung, Bồi thường thiệt hại với tư cách là một chế định của nhà nước chịu trách nhiệm.
[FONT=Times New Roman](5) Xem: http://www.bachkhoatoanthu.gov.vn; xem thêm: TS. Lê Vương Long (chủ biên), Trách nhiệm pháp lí - một số vấn đề lí luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay; Nxb. CAND; H. 2008.
[FONT=Times New Roman](6) PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung, Nhà nước và trách nhiệm của nhà nước, Nxb. Tư pháp, H; 2006; tr. 41.
[FONT=Times New Roman](7) Xem: http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=2004, PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung, Bồi thường thiệt hại với tư cách là một chế định của nhà nước chịu trách nhiệm.
[FONT=Times New Roman](8) Xem: Lê Thanh Phong, Ai bỏ tiền bồi thường, Báo Lao động số 195/2008 (7999), ngày 25/8/2008; tr. 1.
[FONT=Times New Roman](9) Viện Ngôn ngữ học, Sđd, tr. 82.
[FONT=Times New Roman](10) Viện Ngôn ngữ học, Sđd, tr. 310.
[FONT=Times New Roman](11) Xem thêm: Lê Thái Phương, Kinh nghiệm pháp luật Nhật Bản về trách nhiệm bôì thường của nhà nước - Tạp chí Dân chủ và pháp luật (Số chuyên đề pháp luật bồi thường nhà nước); H, 2008; tr. 123.
[FONT=Times New Roman](12) Xem thêm: http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=2004, PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung, Bồi thường thiệt hại với tư cách là một chế định của nhà nước chịu trách nhiệm.
[FONT=Times New Roman](13) Khoản 6, Điều 4 của Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị[FONT="] thu håi ®Êt”.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16