Mã tài liệu: 229462
Số trang: 7
Định dạng: doc
Dung lượng file: 79 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Một nguyên tắc chung được thừa nhận từ xa xưa là người gây thiệt hại phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Hành vi gây thiệt hại có thể xuất phát từ hợp đồng, từ cam kết về nghĩa vụ mà không thực hiện, cũng có thể không có cam kết, ngoài phạm vi hợp đồng - bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong pháp luật dân sự thì điều đó đã rõ. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là: nguyên tắc này được áp dụng như thế nào cho trường hợp thiệt hại gây ra do hoạt động của các cơ quan nhà nước, với tính cách là cơ quan công quyền bồi thường cho công dân? Nói cách khác, đó là vấn đề bồi thường nhà nước.
[FONT=Times New Roman]1. Cơ sở lý luận của bồi thường nhà nước
[FONT=Times New Roman]Trong Nhà nước pháp quyền, mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân là mối quan hệ qua lại. Công dân có nghĩa vụ trước Nhà nước và Nhà nước có nghĩa vụ trước công dân. Nhà nước phải bảo đảm các quyền của công dân, tạo điều kiện để công dân thực hiện các quyền và tự do của mình; còn công dân phải thực hiện các nghĩa vụ mà Nhà nước đề ra đối với mình. Điều 51 của Hiến pháp năm 1992 của nước ta quy định: "Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
[FONT=Times New Roman]Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội.
[FONT=Times New Roman]Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định".
[FONT=Times New Roman]Công dân có nghĩa vụ: bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng; tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng; đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật. Khi công dân không thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước, vi phạm pháp luật, đương nhiên sẽ có các chế tài tương ứng với mức độ của hành vi vi phạm được áp dụng. Khi công dân, bằng hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước thì ngoài trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự tương ứng, công dân còn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại vật chất của công dân đối với Nhà nước nhiều khi chỉ có thể thực hiện với mức độ nhỏ, không tương xứng với mức độ thiệt hại vì khả năng bồi thường của công dân là có hạn. Vấn đề bồi thường này được quy định rất rõ trong pháp luật và việc thực thi cũng không mấy khó khăn vì Nhà nước có bộ máy cưỡng chế để thực hiện quyền được bồi thường thiệt hại của mình. Và ngược lại, trong mối quan hệ với Nhà nước, công dân cũng có quyền đòi Nhà nước phải bồi thường thiệt hại do Nhà nước, các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước gây ra cho mình.
[FONT=Times New Roman]Theo Điều 74 của Hiến pháp năm 1992: "Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.
[FONT=Times New Roman]Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.
[FONT=Times New Roman]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 194
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem