Tìm tài liệu

Trach nhiem boi thuong nha nuoc trong linh vuc hanh chinh

Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hành chính

Upload bởi: quanganhvt85

Mã tài liệu: 229355

Số trang: 10

Định dạng: doc

Dung lượng file: 94 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

NỘI DUNG

1. Pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hành chính

[FONT=Times New Roman]Theo các Điều 72, 74 của Hiến pháp năm 1992, mọi chủ thể (kể cả Nhà nước) xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức đều phải bồi thường. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995 (Điều 623, 624), tiếp đến là BLDS năm 2005 (Điều 619, 620) đã có những quy định mang tính nguyên tắc về trách nhiệm bồi thường nhà nước (BTNN). Trong lĩnh vực hành chính nói riêng, trên cơ sở quy định của BLDS năm 1995, Nghị định số 47/CP ngày 03/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra có quy định: “Cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước hoặc người có thẩm quyền gây ra trong khi thi hành công vụ hoặc trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được quy định tại Điều 623 và Điều 624 của BLDS”. Đồng thời, Nghị định 47/CP cũng đề cập trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết bồi thường thiệt hại, bồi hoàn. Cho đến nay, hầu hết các văn bản pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước đã đề cập tới trách nhiệm BTNN như: Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật Hải quan năm 2001; Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006; Luật Đầu tư năm 2005; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai (Nghị định số 84/2007/NĐ-CP).

[FONT=Times New Roman]Đặc biệt, trong lĩnh vực ban hành văn bản pháp quy, Nghị định 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật đã quy định: “tuỳ theo tính chất và mức độ của văn bản trái pháp luật, cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật phải chịu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật” (Điều 8).

[FONT=Times New Roman]Như vậy, trong lĩnh vực hành chính, pháp luật hiện hành đã quy định về trách nhiệm BTNN đối với những thiệt hại của cá nhân, tổ chức do cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước gây ra trong hoạt động của mình, bất kể là hoạt động nào, từ việc ban hành văn bản QPPL đến các hoạt động khác thuộc trách nhiệm của Nhà nước.

[FONT=Times New Roman]Tuy nhiên, các quy định này còn nhiều bất cập và thiếu tính khả thi, cụ thể:

[FONT=Times New Roman]Thứ nhất, pháp luật hiện hành đang coi trách nhiệm BTNN thuần tuý là một nội dung của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong BLDS, do đó, chưa xác định được tính đặc thù của trách nhiệm BTNN. Nghị định số 47/CP là văn bản pháp luật duy nhất hiện nay hướng dẫn việc thực hiện BTNN trong lĩnh vực hành chính, song không quy định cụ thể về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường và khẳng định “nguyên tắc xác định thiệt hại, mức bồi thường và mức hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại và việc miễn, giảm, hoãn hoàn trả bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của BLDS”.

[FONT=Times New Roman]Có thể thấy, về nguyên tắc, trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, kể cả một bên chủ thể là công dân hoặc tổ chức và bên kia là Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, quan hệ giữa Nhà nước và công dân không hoàn toàn giống như quan hệ giữa các chủ thể khác. Nhà nước là chủ thể mang quyền lực đặc biệt, bằng quyền lực, ý chí của mình, Nhà nước có khả năng chi phối mọi cá nhân và tổ chức khác trong xã hội. Do đó, vi phạm từ phía Nhà nước có thể tác động tiêu cực tới nhiều chủ thể khác nhau trong thời gian dài và phạm vi tương đối rộng.

[FONT=Times New Roman]Như vậy, việc coi trách nhiệm BTNN thuần tuý là nội dung của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, không xác định được tính đặc thù và thiếu các quy định cụ thể, chặt chẽ, về cơ bản gây bất lợi cho người bị thiệt hại. Hầu hết các trường hợp, người bị thiệt hại không biết được cụ thể, chính xác ai là người đã gây thiệt hại cho mình, nhất là trường hợp thiệt hại xảy ra là hậu quả của việc thực hiện không kịp thời, không đầy đủ, không đúng trách nhiệm quản lý (chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện luật, pháp lệnh ; việc ra chính sách hoặc văn bản quy phạm pháp luật trái với văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên; hoặc việc gây thiệt hại do lỗi của nhiều cán bộ, công chức của các cơ quan khác nhau thực hiện, như: thiệt hại xảy ra do vi phạm các quy định pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm thu hút đầu tư. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, không cơ quan nào chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hành chính
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hành chính
  • Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hành chính
  • Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hành chính
  • Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hành chính
  • Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hành chính
  • Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hành chính
  • Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hành chính
  • Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hành chính
  • Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hành chính
  • Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hành chính

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt ...

Upload: xothichgaixo

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 307
Lượt tải: 17

Trách nhiệm hạn chế thiệt hại trong lĩnh vực ...

Upload: nhom_luot_song

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 520
Lượt tải: 17

Tình huống Trách nhiệm bồi thường nhà nước

Upload: thesnake1904

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 441
Lượt tải: 18

Trách nhiệm bồi thường nhà nước và phân biệt ...

Upload: huyvina2009

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 334
Lượt tải: 16

Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi ...

Upload: ngochiep1973

📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 510
Lượt tải: 17

Phạm vi loại việc phải bồi thường thiệt hại ...

Upload: nn2phu

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 347
Lượt tải: 16

Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực sở hữu ...

Upload: trungtruc217

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 422
Lượt tải: 18

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi ...

Upload: huuldautu

📎 Số trang: 194
👁 Lượt xem: 693
Lượt tải: 19

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường ...

Upload: dongquangdiep

📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 426
Lượt tải: 17

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp ...

Upload: nguoicanvegiahaa

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 596
Lượt tải: 25

Hoàn thiện pháp luật về quản lý hành chính ...

Upload: dangcapfbi

📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 504
Lượt tải: 16

Bài tập lớn hk luật dân sự Lỗi trong trách ...

Upload: longit7

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 645
Lượt tải: 19

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh ...

Upload: quanganhvt85

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 417
Lượt tải: 17

CHUYÊN MỤC

Luật
Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hành chính NỘI DUNG 1. Pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hành chính [FONT=Times New Roman]Theo các Điều 72, 74 của Hiến pháp năm 1992, mọi chủ thể (kể cả Nhà nước) xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, gây thiệt hại cho cá doc Đăng bởi
5 stars - 229355 reviews
Thông tin tài liệu 10 trang Đăng bởi: quanganhvt85 - 11/01/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 11/01/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hành chính