Mã tài liệu: 229361
Số trang: 6
Định dạng: doc
Dung lượng file: 68 Kb
Chuyên mục: Luật
ĐẶT VẤN ĐỀ
[FONT=Times New Roman]Một trong những nội dung quan trọng của dự án Luật Bồi thường nhà nước (BTNN) do Chính phủ trình xin ý kiến Quốc hội khoá XII tại kỳ họp thứ 4 (tháng 11t/2008) là vấn đề quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về BTNN. Giải trình về vấn đề này, Tờ trình số 161/TTr-CP ngày 13/10/2008 của Chính phủ về Dự án Luật BTNN cho rằng: “hoạt động bồi thường nhà nước được xem là một nhiệm vụ mới của Nhà nước, nên dự thảo Luật có quy định về nội dung quản lý và cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động này (Điều 10 và Điều 11). Việc quy định về cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động bồi thường nhà nước sẽ góp phần khắc phục được nhiều hạn chế, bất cập hiện nay, trong đó có hạn chế liên quan đến việc do không có cơ quan thực hiện trách nhiệm xây dựng, ban hành, phổ biến và tổ chức, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước; hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường nhà nước; theo dõi, kiểm tra việc giải quyết bồi thường thuộc trách nhiệm của nhà nước để báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc về thể chế và tổ chức thực thi nên đã làm hạn chế hiệu lực và hiệu quả của các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong thời gian qua”.
[FONT=Times New Roman]Theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của dự thảo Luật, thì nội dung quản lý nhà nước về BTNN gồm “1. Ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BTNN; 2. Bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết BTNN; 3. Theo dõi, thống kê việc thực hiện trách nhiệm BTNN; 4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về BTNN và giải quyết khiếu nại, tố cáo; 5. Hợp tác quốc tế về giải quyết BTNN”.
[FONT=Times New Roman]Được giao nhiệm vụ giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BTNN, ngoài việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước nói trên, Bộ Tư pháp còn có nhiệm vụ “xác định cơ quan giải quyết bồi thường đối với các trường hợp thiệt hại do người thi hành công vụ thuộc các cơ quan nhà nước ở trung ương gây ra trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án; có ý kiến về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết BTNN theo yêu cầu của cơ quan giải quyết BTNN”. ở trung ương, có tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn có liên quan về BTNN được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ. ở địa phương, việc quản lý nhà nước về BTNN được giao cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan này cũng có nhiệm vụ “xác định cơ quan giải quyết bồi thường đối với các trường hợp thiệt hại do người thi hành công vụ thuộc các cơ quan nhà nước ở địa phương gây ra trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án”. Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BTNN trên địa bàn.
[FONT=Times New Roman]Từ những quy định của dự thảo Luật, vấn đề đặt ra là có nên coi BTNN là một lĩnh vực quản lý nhà nước hay không và nếu có, cơ quan nào sẽ được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực này là phù hợp nhất.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 719
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 19