Mã tài liệu: 229474
Số trang: 8
Định dạng: doc
Dung lượng file: 93 Kb
Chuyên mục: Luật
NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Ai đó đã nói một cách hình tượng rằng, sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Cũng chính vì lẽ đó, các quy định nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng giữ một vị trí quan trọng trong hệ các quy định của mỗi chế độ, từ khi chưa có nhà nước đến khi có nhà nước, từ các quy định bất thành văn đến các quy định thành văn.
[FONT=Times New Roman]I. Pháp luật về bảo vệ sức khoẻ cộng đồng ở Việt Nam
[FONT=Times New Roman]ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ sức khoẻ cộng đồng không phải chỉ xuất hiện từ năm 1945 (với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà) mà đã được đề cập đến trong các thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc. Qua các Bộ luật Hồng Đức (nhà Lê), Bộ luật Gia Long (nhà Nguyễn), Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931, Dân luật Trung Kỳ 1936 và các tài liệu nghiên cứu lịch sử đã cho thấy điều này. Tuy nhiên, phải đến khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nhất là từ năm 1986, thì hệ thống các quy phạm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng mới có bước phát triển cao, tập trung, sâu sắc.
[FONT=Times New Roman]Hệ thống văn bản pháp luật về sức khoẻ cộng đồng rất rộng, có thể chia thành các lĩnh vực: các văn bản quy định chung; về hôn nhân gia đình; về bảo vệ phụ nữ và trẻ em; về phòng chống tệ nạn xã hội; về bồi thường thiệt hại; về lĩnh vực y tế, dược; về lĩnh vực thương mại. Do tính liên quan rộng rãi của vấn đề sức khoẻ cộng đồng, nên không thể có một bộ luật chung về vấn đề này. Đạo luật liên quan trực tiếp nhất là Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, tuy nhiên đạo luật này chỉ đưa ra các nguyên tắc chung cho việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, thiếu cơ chế, quy phạm cụ thể. Do đó, để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ nhân dân, sức khoẻ cộng đồng phải căn cứ vào các văn bản chuyên ngành.
[FONT=Times New Roman]Cùng với sự ra đời của của đạo luật mới trong thời gian gần đây, như Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Thương mại 2005; Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật Bảo hiểm xã hội 2006, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006; Luật Trợ giúp pháp lý 2006; Luật Phòng, chống HIV /AIDS 2006 . vấn đề bảo vệ sức khoẻ cộng đồng ngày càng được quan tâm và luật hoá.
[FONT=Times New Roman]Tuy nhiên, các quy định của pháp luật còn mang tính khái quát, chưa mang tính quy phạm cụ thể nên hiệu quả áp dụng chưa cao. Trong thời gian tới, cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Trước mắt cần tập trung xây dựng Luật Bồi thường Nhà nước; Luật Bảo vệ người tiêu dùng.
[FONT=Times New Roman] II. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêudùng
[FONT=Times New Roman]Vấn đề bảo vệ sức khoẻ cộng đồng là một phạm trù rộng, kèm theo đó, hệ thống pháp luật có liên quan cũng rất rộng. Chúng tôi xin đề cập một vài nét chuyên sâu về một khía cạnh của bảo vệ sức khoẻ cộng đồng - pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
[FONT=Times New Roman]1. Pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
[FONT=Times New Roman]Cũng giống như việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng nói chung, việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bao gồm rất nhiều các văn bản điều chỉnh.Xin liệt kê một số văn bản chủ yếu là: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Thương mại (liên quan trực tiếp là Điều 9 bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng), Pháp lệnh Thú y; Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân; Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá; Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, các nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực, như Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường; Nghị định 78/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật .
[FONT=Times New Roman]Trong các văn bản này, quan trọng nhất phải kể đến hai văn bản: Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
[FONT=Times New Roman]Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Pháp lệnh) có hiệu lực từ ngày 01/10/1999, gồm 06 chương, 30 điều. Về Pháp lệnh này, có thể rút ra một số nhận xét sau
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1618
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 771
⬇ Lượt tải: 37
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 2614
⬇ Lượt tải: 65
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 832
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 37
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16