Mã tài liệu: 229362
Số trang: 10
Định dạng: doc
Dung lượng file: 108 Kb
Chuyên mục: Luật
ĐẶT VẤN ĐỀ
[FONT=Times New Roman]Mức độ phát triển và văn minh của một quốc gia không chỉ được đánh giá bằng tốc độ tăng trưởng của GDP, của thu nhập bình quân đầu người mà còn phụ thuộc vào giá trị công bằng và khả năng thực thi của pháp luật. Một nền pháp chế văn minh phải ưu tiên bảo vệ kẻ yếu. Có lẽ vì thế, pháp luật về quyền của người tiêu dùng luôn là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống pháp luật thương mại của các quốc gia phát triển và đã trở thành vấn đề pháp lý quốc tế.
[FONT=Times New Roman]Tại Việt Nam, với quan niệm người tiêu dùng là chủ thể trong các giao dịch thương mại - dân sự, pháp luật luôn hướng đến việc bảo vệ sự công bằng và duy trì tính minh bạch của các hợp đồng là đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại Bảo vệ người tiêu dùng đã thực sự trở thành một lĩnh vực pháp luật độc lập và có vị trí đáng kể trong hệ thống pháp luật thương mại kể từ khi Pháp lệnh về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Pháp lệnh) được ban hành năm 1999. Dù các văn bản pháp luật trên đã có hiệu lực, song thực trạng vi phạm quyền của người tiêu dùng ngày càng nghiêm trọng. Các nhà khoa học, các cơ quan có thẩm quyền và các hiệp hội của người tiêu dùng đã có nhiều cố gắng tìm kiếm và phân tích các nguyên nhân của tình trạng trên như sự thờ ơ của người tiêu dùng trong việc sử dụng các công cụ pháp lý để tự bảo vệ, sự lãnh cảm của nhiều công chức và của các cơ quan có trách nhiệm, vai trò mờ nhạt của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng Như một tất yếu, nguyên nhân quan trọng nhất được quy về cho sự không đồng bộ và thiếu hiệu quả của hệ thống pháp luật. Để giải quyết tình trạng trên, Nhà nước đang cố gắng nâng cấp Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành Luật Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (Luật BVNTD). Chúng tôi cho rằng, việc nâng cấp pháp lệnh thành luật là cần thiết để khẳng định giá trị pháp lý của lĩnh vực pháp luật này. Song nhiệm vụ quan trọng hơn vẫn là pháp luật phải có nội dung hợp lý và xây dựng được thiết chế thực thi hiệu quả. Trong đó, đạo luật đang được xây dựng cần khắc phục những nhược điểm căn bản của các văn bản hiện hành và được đặt vào môi trường pháp lý thuận lợi thì mới có thể phát huy giá trị thực sự.
[FONT=Times New Roman]1. Xây dựng cơ chế tự vệ cho người tiêu dùng - trọng tâm của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng
[FONT=Times New Roman]Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng không thể coi người tiêu dùng như một đối tượng được bảo vệ một cách thụ động mà cần kích thích và trao cho từng cá thể người tiêu dùng khả năng tự bảo vệ một cách hiệu quả. Để thực hiện yêu cầu này, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:
[FONT=Times New Roman]Thứ nhất,[FONT="] để pháp luật bảo vệ người tiêu dùng được thực thi hiệu quả, Nhà nước và pháp luật phải phát huy được vai trò cơ bản và chủ động của từng người tiêu dùng trong việc tự bảo vệ và thiết lập các cơ chế để họ thực hiện quyền năng của mình một cách tích cực. Bởi lẽ, pháp luật chỉ có thể đem lại giá trị thực tế khi người tiêu dùng nhận biết và có khả năng vận dụng một cách hiệu quả quyền năng của mình. Nhà nước không thể tự cho mình hoặc tự thành lập những tổ chức có vai trò bảo vệ người tiêu dùng, trong khi chính người được bảo vệ không nhận biết và không có được môi trường để thực hiện quyền tự vệ. Sự thiếu hiểu biết pháp luật của người tiêu dùng lại tạo nên cơ hội cho doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm. Như một tất yếu, khi người tiêu dùng không nhận thức trọn vẹn địa vị pháp lý của mình và không thể tự vệ, sẽ xuất hiện hiện tượng coi thường pháp luật từ các doanh nghiệp; thái độ thờ ơ, lãnh cảm trước pháp luật và sự cam chịu của người tiêu dùng. Để thay đổi được thực trạng, cần có những cải cách mang tính đột phá về hình thức và nội dung của Luật BVNTD đang được xây dựng. Trong pháp luật hiện hành, công thức chung của các quy định về địa vị pháp lý của chủ thể thường là liệt kê các quyền, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm. Sự liệt kê không giải thích hoặc không được cụ thể hóa bằng cơ chế thực thi thích hợp đã làm cho các quy định của pháp luật trở thành những tuyên ngôn không có giá trị thi hành trên thực tế. Pháp lệnh không là ngoại lệ. Đặc thù của lĩnh vực pháp luật này là các quyền của người tiêu dùng phát sinh và được thực hiện chủ yếu trong quan hệ giữa từng cá nhân có nhu cầu tiêu dùng với doanh nghiệp hoặc với các cơ quan nhà nước khi có khiếu nại, khởi kiện. Do đó, với nguyên lý đối ứng, quyền của người tiêu dùng chỉ được tôn trọng khi pháp luật có cơ chế hợp lý ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, của các cơ quan nhà nước, các cán bộ có liên quan một cách chi tiết, cụ thể. Ví dụ, quyền được thông tin của người tiêu dùng chỉ được thực hiện trên thực tế khi pháp luật xác định cụ thể nội dung minh bạch thông tin của các doanh nghiệp liên quan đến sản phẩm mà họ cung cấp. Đương nhiên, Luật BVNTD không thể dự liệu tất cả các vấn đề và cơ chế ràng buộc trách nhiệm cho doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực của nền kinh tế. Mỗi lĩnh vực với đặc thù riêng về sản phẩm và cách thức cung cấp, tiêu thụ sẽ có những quy chuẩn khác nhau cho doanh nghiệp và những người có liên quan trong việc cung cấp thông tin. Vì vậy, xây dựng luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được thực hiện đồng thời với công tác rà soát hệ thống pháp luật hiện hành có liên quan để khi ghi nhận một quyền năng nào đó cho người tiêu dùng cần dự liệu những nguyên tắc cho việc hoàn thiện cơ chế thực thi ở những lĩnh vực pháp luật tương ứng. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức pháp lý cho người tiêu dùng cần được thực hiện bằng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục hiệu quả. Đầu tư cho các cuộc hội thảo khoa học về vấn đề này có lẽ chỉ giải quyết các yêu cầu mang tính chiến lược, định hướng cho công tác xây dựng pháp luật và hoàn thiện cơ chế thực thi. Giá trị thực tế của một đạo luật hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ và sự hợp tác của các chủ thể là đối tượng áp dụng của đạo luật đ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 771
⬇ Lượt tải: 37
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1618
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 2614
⬇ Lượt tải: 65
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 832
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 17