Mã tài liệu: 251272
Số trang: 4
Định dạng: docx
Dung lượng file: 16 Kb
Chuyên mục: Luật
BÀI LÀM:
Câu 9: a/ Nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ và người tiêu dùng đã thuận về hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thì các bên sẽ không được khởi kiện tranh chấp ra tòa án giải quyết là SAI
Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp kinh tế được thực hiện bằng một trong hai con đường: Một là, giải quyết tại Toà án nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; Hai là, giải quyết bằng trọng tài theo quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003; Nghị định số 25/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Trong khi đó, trọng tài thương mại là một tổ chức phi chính phủ, chỉ nhận giải quyết các vụ tranh chấp khi các bên có thoả thuận bằng văn bản về việc chọn trọng tài.
Và hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể được dử dụng trong trường hợp tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ và người tiêu dùng đã thỏa thuận về hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong hợp đồng theo Điều 38 LBVQLNTD 2010: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thông báo về điều khoản trọng tài trước khi giao kết hợp đồng và được người tiêu dùng chấp thuận “. Và theo quy định của Điều 5 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003, trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, tuy nhiên tại Điều 10 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 quy định có một trường hợp ngoại lệ Tòa án có quyền giải quyết tranh chấp đó là trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu :
1. Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh này;
2. Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật;
3. Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
4. Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung;
5. Thoả thuận trọng tài không được lập theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này;
6. Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu; thời hiệu yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng Trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh này.
Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ và người tiêu dùng đã thỏa thuận về hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thì các bên vẫn có thể được khởi kiện tranh chấp ra tòa án giải quyết nếu thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Pháp luật quy định bởi lẽ hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vẫn còn nhiều nhược điểm nhất định ví dụ như không có một cơ chế pháp lý đảm bảo tính cưỡng chế thi hành, hay Hội đồng trọng tài gồm nhiều trọng tài viên sau khi giải quyết các tranh chấp thành công thì sẽ tan rã trong khi Tòa án lại là cơ quan xét xử của Nhà nước, mang tính quyền lực cao. Vì vậy để tránh nhiều tổ chức cá nhân lợi dụng cơ chế giải quyết tranh chấp “ thoáng” của hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vì mục đích có lợi cho mình.
b/ Người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi của mình không phải nộp án phí là SAI.
Khi khởi kiện hoặc có yêu cầu độc lập trong một vụ án đương sự phải đóng tiền tạm ứng án phí. Tiếp đó, kết quả xét xử sẽ quyết định đương sự sẽ phải chịu án phí là bao nhiêu hoặc có thể được hoàn trả lại hay không. Vấn đề án phí, lệ phí tòa án được quy định tại Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án ban hành ngày 27-2-2009. Việc thực hiện nộp án phí là nghĩa vụ của đương sự khi có yêu cầu khởi kiện một vụ án.
Để tối ưu quyền lợi của người tiêu dùng - những người vốn yếu thế hơn trong các vụ việc tranh chấp, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 ra đời sẽ tạo nhiều cơ sở và điểm tựa cho những hoạt động vì người tiêu dùng. Trong đó có việc Luật quy định người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi của mình không phải nộp tạm ứng án phí Tòa án ( theo khoản 2 Điều 43 LBVQLNTD 2010). Như vậy, Luật chỉ quy định NTD không phải nộp tạm ứng án phí còn nghĩa vụ nộp án phí thì vẫn phải thực hiện. Bởi lẽ, án phí là một trong những khoản thu của ngân sách Nhà nước, việc các đương sự yếu cầu khởi kiện vụ án sẽ bắt đầu một quá trình tố tụng phức tạp, với sự tham gia của nhiều cán bộ Tòa án, việc trả lương cho các cán bộ này là một hình thức của chi Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên cần chú ý là không phải án phí của các đương sự trong bất kỳ vụ án nào là như nhau mà mức án phí còn phụ thuộc vào việc quy định của pháp luật vào những vụ việc cụ thể được quy định trong danh mục mức án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo pháp lệnh về lệ phí án phí số 10 năm 2009.
Tài liệu tham khảo:
1. Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án của Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội số 10/2009/PL-UBTVQH12 ngày 27 tháng 2 năm 2009
2. Luật bảo vệ người tiêu dùng số 59/ 2010/ QH 12
3. Pháp lệnh trọng tài năm 2003
4. Nghị định số 25/2004/NĐ-CP của Chính ph
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 2614
⬇ Lượt tải: 65
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 771
⬇ Lượt tải: 37
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1618
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 832
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 876
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 27