Mã tài liệu: 229267
Số trang: 5
Định dạng: doc
Dung lượng file: 61 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]MỞ ĐẦU
[FONT=Times New Roman]Dự án Luật Thủ đô dự kiến được trình Quốc hội (khóa XII) xem xét, cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 7 sắp tới. Đây là văn bản có ý nghĩa chính trị - pháp lý quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta dành cho Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm văn hiến, thể hiện tinh thần cả nước vì Thủ đô. Một trong những quan điểm chỉ đạo của việc xây dựng Luật này là phải thể chế hoá sâu sắc Nghị quyết số 15 ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010, theo đó cần “xây dựng một số cơ chế chính sách đặc thù cho Hà Nội”, đồng thời phải “phân công, phân cấp mạnh, cho phép Thủ đô được chủ động thực hiện một số chức năng, quyền hạn riêng”. Do đó, việc ban hành Luật này không chỉ hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, mà còn nhằm tạo ra cơ sở pháp lý ở tầm luật, có tính định hướng lâu dài để xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ Thủ đô trong tình hình mới. Dự án Luật đã được Hội đồng thẩm định xem xét, đánh giá trước khi trình các cấp có thẩm quyền. Theo đánh giá của Hội đồng thẩm định thì các quy định của dự thảo Luật là phù hợp với Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiên, qua nghiên cứu (Dự thảo 4) thì không hoàn toàn đúng như vậy. Sau đây, chúng tôi xin nêu một số trường hợp cụ thể.
[FONT=Times New Roman]Tên gọi của dự thảo Luật
[FONT=Times New Roman]Theo dự thảo Luật thì Luật có tên gọi là Luật Thủ đô; Điều 1 quy định phạm vi điều chỉnh của Luật gồm vị trí, vai trò của Thủ đô, mục tiêu, cơ chế, chính sách và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ Thủ đô; Điều 2 quy định vị trí, vai trò của Thủ đô, theo đó Thủ đô được xác định là một đơn vị hành chính đặc biệt trực thuộc trung ương; Điều 3 quy định các mục tiêu xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ Thủ đô; Điều 4 quy định nhiệm vụ xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ Thủ đô; Điều 5 về biểu tượng Thủ đô; Điều 6 về danh hiệu công dân danh dự Thủ đô Như vậy, với tên gọi, phạm vi điều chỉnh, cũng như nội dung một số quy định cụ thể của dự thảo Luật cho thấy, dự thảo Luật được xây dựng theo hướng mong muốn tạo ra một thiết chế riêng cho Thủ đô mà không gắn Thủ đô với một địa phương cụ thể nào. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, cơ quan soạn thảo không thể tách riêng khái niệm Thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tư cách là một trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, với thành phố Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương tương đương với một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Có thể nói phần lớn các điều khoản của dự thảo Luật quy định về Thủ đô là quy định về Hà Nội, chẳng hạn biểu tượng Thủ đô do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định (Điều 5); Chính quyền Thủ đô bao gồm Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội hoặc khu vực nội đô là khu vực thuộc địa giới hành chính các quận của thành phố Hà Nội (Điều 9) không có khái niệm Thủ đô chung chung. Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất về Thủ đô do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành có tên gọi là Pháp lệnh về Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, theo chúng tôi, tên gọi của Luật nên là Luật Thủ đô Hà Nội, có như vậy mới phù hợp với Điều 144 của Hiến pháp, theo đó “Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội”.
[FONT=Times New Roman]Khái niệm đơn vị hành chính đặc biệt
[FONT=Times New Roman]Theo Điều 2 của dự thảo Luật thì “Thủ đô là đơn vị hành chính đặc biệt trực thuộc trung ương”. Về vấn đề này, chúng tôi nhận thấy, theo Điều 118 của Hiến pháp thì các đơn vị hành chính của nước ta được phân định như sau: “Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường, xã; quận chia thành phường”. Như vậy, theo quy định của Hiến pháp thì chỉ có thành phố trực thuộc trung ương (hiện nay có 5 đơn vị), chứ không có đơn vị hành chính đặc biệt trực thuộc trung ương. Có thể nói, đây là một quy định mới về đơn vị hành chính, chưa được ghi nhận tại Điều 118 của Hiến pháp.
[FONT=Times New Roman]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 664
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 747
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16