Mã tài liệu: 237096
Số trang: 7
Định dạng: doc
Dung lượng file: 66 Kb
Chuyên mục: Luật
Di chúc là "sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết" (1).
Di chúc đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, với đủ các hình thức khác nhau. Trong Kinh Cựu ước – bộ sách lớn nhất, cổ nhất và nguyên vẹn nhất còn được lưu truyền đến ngày nay, người xưa đã chép lại rằng bản di chúc của Noe đã được viết bằng tay, rồi được ông đóng con dấu của mình lên để chứng thực; hay như việc Jacob, bằng lời nói, đã để lại cho Joseph phần tài sản gấp đôi so với những người con khác của mình . (2). Có thể câu chuyện từ trong kinh sách tôn giáo không thể là một bằng chứng xác thực cho bất cứ một vấn đề mang tính thực tiễn nào, nhưng ít nhất từ những mẩu chuyện như thế, ta cũng có thể nhận thấy rằng: ngay trong lòng thế giới cổ đại, di chúc đã xuất hiện, và xuất hiện với rất nhiều hình thức đa dạng khác nhau, có thể bằng bản viết tay, cũng có thể chi bằng lời nói.
Ngày nay, mỗi nhà nước, mỗi hệ thống pháp luật trên thế giới lại có những quy định khác biệt về cùng một vấn đề của quan hệ pháp luật dân sự là hình thức của di chúc. Sự đa dạng của hình thức di chúc bắt nguồn từ sự phong phú và nhiều vẻ của cuộc sống con người, từ truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia hay từ đặc điểm riêng biệt của mỗi xã hội.
Do đó, để thực hiện đề tài " Nghiên cứu so sánh các quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về hình thức của di chúc ", chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu các quy định của 5 nước là: Pháp, Nhật, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam – những quốc gia có những đặc điểm lịch sử và xã hội rất khác nhau.
Bộ luật Dân sự Pháp ( hay còn được gọi là Bộ luật Napoleon ) quy định rất chi tiết về hình thức di chúc, từ Điều 967 đến Điều 1001.
Hình thức di chúc bao gồm 3 dạng, là: di chúc viết tay, công chứng thư và di chúc bí mật (Điều 969)
Di chúc viết tay chỉ có giá trị nếu người lập di chúc tự mình viết toàn bộ phần nội dung, đề ngày, tháng, năm và ký tên. Di chúc này không bị bắt buộc về hình thức trình bày(Điều 970).
Công chứng thư phải do 2 công chứng viên hoặc 1 công chứng viên và 2 người làm chứng thừa nhận. Người lập di chúc đọc cho công chứng viên viết tay, hoặc giao cho người khác viết tay, hoặc đánh máy chữ. Sau khi viết xong thì phải đọc lại cho người lập di chúc nghe (Điều 972). Sau đó, người lập di chúc ký tên trước mặt công chứng viên và người làm chứng (Điều 973). Cuối cùng, công chứng viên và người làm chứng phải ký tên vào văn bản (Điều 974). Chỉ khi nào tuân thủ đủ các điều kiện cũng như các thủ tục nêu trên thì một di chúc dưới dạng công chứng thư mới có hiệu lực
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 2815
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 1000
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 16