Mã tài liệu: 77473
Số trang: 63
Định dạng: docx
Dung lượng file: 224 Kb
Chuyên mục: Luật ngân hàng
Chùa Hương! hai tiếng ấy dường như đã quá đỗi gần gũi mà thiêng liêng với tất thảy mỗi người Việt Nam, để rồi:
"Chẳng đi thì nhớ thì thương
Ra đi mến cảnh chùa Hương không về"
Nhưng Hương Sơn không chỉ là một chốn non kỳ thuỷ tú, là danh thắng biệt chiếm "nhất Nam thiên". Mà nơi đây còn là cội nguồn của các tín ngưỡng dân gian, là cõi tâm linh huyền ảo, một trong những trung tâm lớn nhất của Phật giáo Việt Nam đương đại. Theo như Phật tích còn lưu lại cho đến nay thì đây là nơi lưu dấu Đức Quan Thế Âm Bồ Tát ứng thân làm công chúa Diệu Thiện con vua Diệu Trang Vương đã tẩy bụi trần tại suối Giải Oan rồi tu hành đắc đạo tại Hương Tích Bảo Động, trở thành bà mẹ độ lượng, bao dung cho mọi sinh linh mà ngày nay linh tượng của người còn lưu lại ở nơi đây mà dân gian vẫn gọi là Bà Chúa Ba.
Theo những tư liệu lịch sử cho thấy chùa Hương có thể đã ra đời từ thời Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận thứ 8 (1476). Khi đi tuần phú phương Nam ngài đã nghỉ ở chốn này và cho đến khi Tĩnh đô vương Trịnh Sâm xa giá đến đây vào năm Canh Dần (1770) thì ông đã khẳng định đây chính là "Nam Thiên đệ nhất động" và cho tạc vào cửa động dòng chữ này.
Để rồi cùng với tạo hoá, con người đã góp công cho chùa Hương trở thành một quần thể kiến trúc nguy nga tráng lệ giữa ngàn non mà có "cao chất ngất mấy toà cổ soái". Nhưng đáng tiếc thay, trải qua bao dâu bể thăng trầm giặc ngoại xâm bao lần gây binh lửa can qua, xoá đi bao công trình tú lệ. Nhưng không vì thế mà "Hương Tích" ngớt hương thơm, ngược lại hàng năm chùa Hương vẫn rộng mở thiền môn đón hàng chục vạn chúng Phật tử hành hương về đất phật. Tạo ra một lễ hội tôn giáo lớn và kéo dài bậc nhất ở nước Nam ta và cũng là lễ hội dài hiếm thấy trên thế giới. Đây chính là cơ hội lớn cho ngành du lịch nước nhà, vì thế từ nhiều năm nay khu danh thắng di tích Hương Sơn đã được đưa vào khai thác phục vụ ngành du lịch, là một trong những địa chỉ quan trọng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Tuy nhiên cũng như hầu hết các điểm du lịch khác, nhiều tiềm năng của khu danh thắng Hương sơn chưa được khai thác hoặc khai thác chưa đúng mức, nhiều giá trị về tín ngưỡng, tâm linh, khảo cổ học, dân tộc học… còn chưa được biết đến. Trong khi đó, nhiều vấn đề đặt ra đã ở mức báo động. Vì vậy, đề tài “ Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương” là một đề tài mới mẻ và có nhiều ý nghĩa thực tiễn.
Kết cấu đề tài
Chương 1: Khái quát về khu Du lịch chùa Hương
Chương 2: Thực trạng phát triển Du lịch và tổ chức quản lý khai thác tài nguyên khu Du lịch chùa Hương
Chương 3: Một số kiến nghị xây dựng mô hình quản lý khai thác tài nguyên khu Du lịch chùa Hương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 639
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 3768
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 1304
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 915
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 183
👁 Lượt xem: 810
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 908
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 695
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16