Mã tài liệu: 55765
Số trang: 123
Định dạng: docx
Dung lượng file: 816 Kb
Chuyên mục: Toán kinh tế
Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế quan trọng, là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu khoa học, đào tạo các bộ khoa học lớn nhất nước ta. Hiện nay vùng ĐBSH nằm trong khu vực trọng điểm phát triển kinh tế – xã hội ở các tỉnh phía Bắc. Điều kiện trên, cho phép phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, có năng suất và chất lượng cao. Nông nghiệp vùng ĐBSH, có vai trò quan trong phát triển kinh tế của vùng, và đối với cả nước, trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho Thủ đô Hà Nội, các thành phố, các khu công nghiệp và là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cho các vùng khác.
Vậy trong những năm vừa qua tình hình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng như thế nào? Muốn đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch trong những năm tới thì chủ trương, đường lối của vùng đề ra những định hướng, giải pháp để đẩy nhanh được tốc độ chuyển dịch sao cho đạt được mục tiêu của vùng.
Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), bao gồm: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các tỉnh: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Diện tích tự nhiên của vùng là: 1.479,5 nghìn ha (chiếm 4,5% diện tích của cả nước). Dân số: 17,3 triệu người (chiếm 22% dân số cả nước).
Với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phù hợp sự phát triển của kinh tế thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành chính ngang tầm với trồng trọt; Từng bước thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững. Nghị quyết của Chính phủ số: 09/2000/NQ- CP đã nêu rõ: Việc lựa chọn cơ cấu, quy mô và chủng loại sản phẩm các ngành hàng sản xuất nông nghiệp phải khai thác được lợi thế của cả nước, và từng vùng, bám sát nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, phải có khả năng tiêu thụ được hàng hóa, có hiệu quả cao về kinh tế – xã hội và sinh thái.
Trong thời kỳ từ 1994 – 2004, nông nghiệp của vùng đã đạt được những kết quả quan trọng trong nhiều lĩnh vực, sản xuất lương thực tăng hơn: 2,7 triệu tấn; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (tính theo giá cố định năm 1994) tăng lên 13.402 tỷ đồng (1994) lên: 24.103 (2004), bằng 23,8% giá trị sản lượng nông nghiệp của cả nước, và tốc độ phát triển bình quân là: 6,02%/năm. Tuy vậy nông nghiệp vùng ĐBSH đang có những khó khăn và hạn chế, đó là: vùng đông dân, bình quân đất nông nghiệp đầu người thấp (504 m2/ người), bằng 40,7% so với bình quân cả nước; Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao trong đó chủ yếu là cây lương thực; Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp, nông thôn diễn ra chậm, các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, có tỷ trọng thấp, tình trạng dư thừa lao động còn rất phổ biến. Khó khăn lớn nhất của sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSH là các loại sản phẩm hàng hoá như: gạo, rau, thịt lợn, thịt gia cầm, hoa, cây cảnh, sản xuất chưa ổn định, chất lượng sản phẩm còn thấp, giá thành cao, sức cạnh tranh còn kém, đặc biệt là giá nông sản xuất khẩu còn rất thấp. Chưa có chiến lược đầu tư đồng bộ gắn giữa sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Như vậy, tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là vấn đề cấp thiết hiện nay. Với những điều kiện cho phép của cơ quan thực tập cùng sự cho phép của thầy giáo hướng dẫn đã cho phép em lựa chọn đề tài “Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2010”.
Ngoài lời nói đầu và kết luận thì còn nội dung của chuyên đề gồm 3 phần.
Phần I: Cơ sở lý luận về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Phần II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSH.
Phần III: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSH đến năm 2010.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 683
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 218
👁 Lượt xem: 784
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 642
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 759
⬇ Lượt tải: 16