Mã tài liệu: 304035
Số trang: 169
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 739 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
MỞ ĐẦU
Lý do nghiên cứu
Chính sách Đổi Mới của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã tạo ra những thành quả rất đáng khích lệ trong việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong hơn một thập kỷ qua. Mức tăng trưởng GDP trong nhiều năm liên tục đạt được ở mức khá cao so với các nước khác trong khu vực và cả trên bình diện thế giới chính là kết quả tổng hợp từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của các khu vực, ngành nghề kinh tế khác nhau, trong đó có ngành ngân hàng. Cùng với sự ra đời của các Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp Lệnh về các Tổ chức Tín dụng (1990) và sau nầy là Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức Tín dụng (1997), cho đến nay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, từng bước hiện đại hóa công nghệ, nâng cao qui mô hoạt động, cung ứng ngày cành nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ cho đời sống kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, yếu kém nội tại của mình. Các vần đề như năng lực, trình độ quản lý còn nhiều hạn chế; đội ngũ nhân sự còn chưa tinh thông; qui mô hoạt động nhỏ bé; các yếu kém trong quản trị rủi ro, tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi kéo dài trong nhiều năm,… chính là những thách thức rất quan trọng cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay và trong tương lai.
Đặc biệt, để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng cần phải được nhanh chóng củng cố, xây dựng đa dạng về hình thức, hoạt động an toàn, hiệu quả, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn lực và mở
2
rộng đầu tư, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một hệ thống ngân hàng non trẻ, bên cạnh các ngân hàng thương mại quốc doanh đầu đàn, tương đối lớn mạnh, giàu kinh nghiệm trên thương trường; các ngân hàng nước ngoài với mạng lưới toàn cầu và tiềm lực tài chánh mạnh mẽ, các ngân hàng thương mại cổ phần đang đứng trước nhiều thách thức trong quá trình hội nhập, đặc biệt trong bối cảnh lịch trình đã cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và lộ trình chuẩn bị gia nhập WTO. Do đó, việc phân tích, xác định vị thế cạnh tranh hiện nay; định hướng xây dựng một chiến lược cạnh tranh chung, để từ đó, xác định các giải pháp cho việc xây dựng chiến lược cạnh tranh đó cho các ngân hàng thương mại cổ phần là một sự cần thiết tất yếu và có vai trò quyết định đến thành bại của các ngân hàng nầy.
Đó là lý do mà NCS chọn đề tài “Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sĩ kinh tế.
Luận đề xuất phát
Quản trị chiến lược bao gồm ba quá trình cơ bản sau đây: xây dựng chiến lược, thực thi chiến lược và đánh giá chiến lược. Ở đây, như phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ chỉ ở phần dưới đây, chúng ta chỉ bàn về xây dựng chiến lược.
Để tiếp tục, chúng tôi xin trích dẫn định nghĩa về xây dựng chiến lược cạnh tranh trích từ quyển Chiến lược cạnh tranh của Giáo sư Micheal Porter [38, tr.15]:
“Xây dựng chiến lược cạnh tranh chính là để xây dựng một mô hình tổng thể về việc doanh nghiệp sẽ cạnh tranh như thế nào, mục tiêu của doanh nghiệp là gì, và những chính sách nào cần có để thực hiện các mục tiêu đó”
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 169
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 169
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16