Mã tài liệu: 62870
Số trang: 87
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 842 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Năng lượng là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người và là một yếu tố đầu vào không thể thiếu được của hoạt động kinh tế. Khi mức sống của người dân càng cao, trình độ sản xuất của nền kinh tế ngày càng hiện đại thì nhu cầu về năng lượng cũng ngày càng lớn, và việc thỏa mãn nhu cầu này thực sự là một thách thức đối với hầu hết mọi quốc gia. Ở Việt Nam, sự khởi sắc của nền kinh tế từ sau đổi mới làm nhu cầu về điện gia tăng đột biến trong khi năng lực cung ứng chưa phát triển kịp thời.
Tốc độ tăng trưởng trung bình của sản lượng điện ở Việt Nam trong 20 năm trở lại đây đạt mức rất cao, khoảng 12-13%/năm - tức là gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Chiến lược công nghiệp hóa và duy trì tốc độ tăng trưởng cao để thực hiện, “dân giàu, nước mạnh” và tránh nguy cơ tụt hậu sẽ còn tiếp tục đặt lên vai ngành điện nhiều trọng trách và thách thức to lớn trong những thập niên tới.
Nếu tốc độ phát triển nhu cầu về điện tiếp tục duy trì ở mức rất cao 14-15%/năm như mấy năm trở lại đây thì đến năm 2010 cầu về điện sẽ đạt mức 90.000 GWh, gấp đôi mức cầu của năm 2005. Theo dự báo của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), nếu tốc độ tăng trưởng GDP trung bình tiếp tục được duy trì ở mức 7,1%/năm thì nhu cầu điện sản xuất của Việt Nam vào năm 2020 sẽ là khoảng 200.000 GWh, vào năm 2030 là 327.000 GWh. Trong khi đó, ngay cả khi huy động tối đa các nguồn điện truyền thống thì sản lượng điện nội địa của chúng ta cũng chỉ đạt mức tương ứng là 165.000 GWh (năm 2020) và 208.000 GWh (năm 2030). Điều này có nghĩa là nền kinh tế sẽ bị thiếu hụt điện một cách nghiêm trọng, và tỷ lệ thiếu hụt có thể lên tới 20-30% mỗi năm. Nếu dự báo này của EVN trở thành hiện thực thì hoặc là chúng ta phải nhập khẩu điện với giá đắt gấp 2-3 lần so với giá sản xuất trong nước, hoặc là hoạt động sản xuất của nền kinh tế sẽ rơi vào đình trệ, còn đời sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó việc phát triển nhà máy điện đã được xã hội hóa bằng những quy định quản lý, đầu tư, xây dựng các dự án điện độc lập (IPP) có hiệu lực từ 2002 và được thay thế bằng QĐ 30/2006/QĐ-BCN ngày 31/08/2006 việc xây dựng nhà máy điện vừa và nhỏ (TĐVN) đang là lĩnh vực đầu tư mới mẻ và rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp.
Điều kiện tự nhiên của nước ta có tiềm năng to lớn về thuỷ điện. Đầu tư vào thuỷ điện vừa và nhỏ phù hợp với khả năng vốn và trình độ của nhiều doanh nghiệp, có tỷ suất lợi nhuận trên suất đầu tư cao. Nhà máy thuỷ điện dùng sức nước để phát điện nên ít tốn kém. Vì vậy, chi phí bình quân cho 1kwh điện rất thấp. Theo thống kê chi phí sản xuất 1kwh điện với thuỷ điện tại Việt Nam hiện nay chưa đến 2cent, trong khi mức bán ra có thể đạt 5cent/kwh. Như vậy một nhà máy thuỷ điện nhỏ có suất đầu tư dưới 1 triệu USD chỉ 8 năm đã có thể thu hồi được vốn. Chính sự hấp dẫn này đang tạo nên làn sóng đầu tư vào xây dựng các nhà máy thuỷ điện nhỏ.Tuy nhiên, những nhà đầu tư không có kinh nghiệm cần phải có nhà tư vấn giỏi hoặc liên doanh với những DN am hiểu về lĩnh vực này để giảm thiểu rủi ro.
Kết cấu đề tài:
Chương 1 - Rủi ro và công tác quản lý rủi ro đối với dự án TĐVN tại Hancorp
Chương II - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro đối với dự án TĐVN của Hancorp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 220
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 6
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 17