Mã tài liệu: 19876
Số trang: 20
Định dạng: docx
Dung lượng file: 107 Kb
Chuyên mục: Quản trị khách sạn du lịch
Hoạt động du lịch thế giới đã phát triển được lâu như vậy nhưng ở Việt Nam du lịch chỉ thực sự phát triển trong khoảng mười năm trở lại đây, mặc dù Việt Nam có rất nhiều tài nguyên du lịch, có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho hiện tượng này.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là chiến tranh, chiến tranh kéo dài liên miên hết chống Pháp lại chống Mỹ làm cho tình hình chính trị bất ổn, nền kinh tế đất nước kiệt quệ, dân chúng lầm than.
Nguyên nhân thứ nữa đó là sau khi hoà bình lập lại chúng ta đã duy trì nền kinh tế bao cấp quá lâu, vừa làm cho nền kinh tế nước ta đình đốn trì trệ vừa chậm hơn nước ngoài mấy chục năm qua.
Tuy nhiên từ sau đại hội Đảng VI đến nay kinh tế nước ta dần dần đã phát triển theo quỹ đạo nền kinh tế thế giới, vị thế và uy tín của nước ta trên chính trường thế giới tăng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, vì những tác động thuận lợi trên mà ngành du lịch Việt nam đã trong những năm qua đã có sự tăng trưởng mạnh: 2007 hơn 4 triệu lượt khách (số liệu về đợt khách đi nước ngoài du lịch). Giai đoạn 1990 – 2000 là từ 25.000 lượt khách trên 2,05 triệu lượt khách, 2004: 2,93 triệu lượt khách, cơ sở vật liệu phục vụ cho hoạt động du lịch tăng nhanh.
Nếu vào năm 1985 ở Việt Nam chỉ có 36 khách sạn với khoảng 1500 buồng thì đến năm 2004 đã có 3850 khách sạn với 85.318 buồng, trong đó có 1462 khách sạn đã được xếp hạng từ 1 đến 5 sao.
Bên cạnh sản xuất đó số lượng các công ty lữ hành càng ngày càng nhiều, theo thống kê của Tổng cục du lịch thì hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 1500 công ty du lịch quốc tế và nội địa.
Theo dự báo của tổ chức du lịch thế giới (WTO) t rong thế kỷ 21 nền kinh tế thế giới sẽ được dẫn dắt bởi 3 ngành hàng đầu đó là công nghệ thông tin, vô tuyến truyền hình và du lịch. Trong kinh doanh du lịch thì kinh doanh lữ hành là một bộ phận rất quan trọng, kinh doanh lữ hành là một lĩnh vực rất khó và còn mới mẻ ở Việt Nam.
bài làm bao gồm:
Phần I. Giới thiệu về sự ra đời của công ty
Phần II. Mô hình nhân sự và cơ cấu kinh doanh của công ty
Phần III: Điều kiện kinh doanh của công ty
Phần IV: Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Greentours
Phần V: Những thuận lợi, khó khăn hiện nay của Greentours và một số phương hướng phát triển trong những năm tới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
Những tài liệu bạn đã xem