Mã tài liệu: 296577
Số trang: 16
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 188 Kb
Chuyên mục: Y Dược
TÓM TẮT
Mục tiêu: Điều trị tiệt trừ H. pylori đã trở thành nguyên tắc trên bệnh nhân viêm dạ dày, loét dạ dày-tá tràng có nhiễm H. pylori. Nghiên cứu nhằm đánh giá lại kết quả của phác đồ điều trị đầu tay EAC và so sánh với phác đồ kết hợp với kháng sinh mới Levofloxacin -EAL.
Phương pháp nghiên cứu: Tiệt trừ H. pylori với 2 phác đồ bằng cách chọn ngẫu nhiên bệnh nhân theo ngày chẵn hoặc ngày lẻ trong tháng. Ngày chẵn điều trị theo phác đồ EAL, và ngày lẻ điều trị phác đồ EAC: Phác đồ EAC gồm (Esomeprazole-Nexium® 20 mg, Amoxicillin 1000 mg và Clarithromycin-Klacid®500 mg) x 2 lần ngày trong 7 ngày, và phác đồ EAL gồm (Esomeprazole-Nexium®20 mg, Amoxicillin 1000 mg và Levofloxacin-Volexin 250 mg) x 2 lần ngày điều
trị trong 10 ngày. Kết quả tiệt trừ được đánh giá sau 1 tháng (4 tuần) khi ngưng hoàn toàn điều trị bằng nội soi dạ dày-tá tràng và thử test urease (CLO test); hoặc bằng thử nghiệm hơi thở 13C ; hoặc cả hai thử nghiệm trên.
Kết quả: Trên 81 bệnh nhân nghiên cứu (43 điều trị phác đồ EAC và 38 EAL). Tỉ lệ tiệt trừ H. pylori thành công của phác đồ EAC đạt 65,1% (28/4) số bệnh nhân theo ý định điều trị (ITT), và là 68,3% (28/41) phân tích theo số hồ sơ có đủ tiêuchuẩn hay là đề cương nghiên cứu (PP). Trong phác đồ EAL, tỷ lệ này là 68,4% (26/38) theo ITT, và là 70,2% (26/37) theo PP. So sánh hiệu quả điều trị giữa hai phác đồ EAC và EAL cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p =0,75 theo ITT và p = 0,85 theo PP.
Kết luận: Điều trị tiệt trừ H. pylori đầu tay bằng phác đồ bộ ba kinh điển phối hợp thuốc ức chế bơm proton và 2 kháng sinh (EAC), và phác đồ bộ ba phối hợp với kháng sinh mới Levofloxacin (EAL), đều có tỷ lệ tiệt trừ H. pylori thành công thấp dưới 70%. Hiệu quả điều trị của 2 phác đồ được so sánh không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm dạ dày, Loét dạ dày-tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng điều trị H. pylori trước năm 2002 cho thấy các phác đồ bộ ba kết hợp thuốc ức chế bơm proton với 2 kháng sinh liều chuẩn đã có hiệu quả cao trong tiệt trừ H. pylori. Theo Trần Thiện Trung trong năm 1998 - 1999 (Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.), tỷ lệ tiệt trừ H. pylori bằng phác đồ OAC sau phẫu thuật khâu thủng loét dạ dày-tá tràng là 96,5%. Trong nghiên cứu đa trung tâm tại Châu Âu (MACH1), theo Lind và cs năm 1996 (Error! Reference source not found.), tỷ lệ tiệt trừ H. pylori thành công từ 79-96%, trong đó phác đồ OAC có tỷ lệ tiệt trừ cao nhất là 96%.
Kết quả nghiên cứu những năm gần đây trên thế giới đã khẳng định việc kháng thuốc với Metronidazole và Clarithromycin ảnh hưởng đến hiệu quả tiệt trừ H. pylori. Theo Vilaichone, Mahachai và Graham năm 2006 (Error! Reference source not found.), các phác đồ bộ ba thường được chọn lựa đầu tiên, và đã được dùng trong một thời gian dài sau nhiều năm điều trị, dẫn đến tỉ lệ tiệt trừ H. pylori thất bại hay hiệu quả giảm vào khoảng từ 20% đến 40% trường hợp.
Từ thực tế điều trị hiện nay ở nước ta, nghiên cứu này nhằm đánh giá lại hiệu quả của phác đồ EAC, và giới thiệu phác đồ EAL sử dụng kháng sinh mới Levofloxacin trong tiệt trừ H. pylori.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiền cứu, ngẫu nhiên có nhóm chứng. Trong thời gian 5 tháng (3/2008-8/2008), nghiên cứu được thực hiện tại hai phòng khám Tiêu hoá-Gan mật và phòng khám Tổng quát thuộc Khoa khám bệnh-Bệnh viện Đại học Y Dược 215 Hồng Bàng, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân viêm dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng được chẩn đoán thương tổn bằngsội soi dạ dày-tá tràng và có H. pylori-dương tính.
Tiêu chuẩn loại trừ
Tuổi dưới 15, bệnh nội khoa nặng (gan, thận, tim mạch, hô hấp), tiền sử mổ cắt dạdày, tiền sử dị ứng các thuốc trong phác đồ nghiên cứu.
Chẩn đoán nhiễm H. pylori trước điều trị dựa vào thử nghiệm: nội soi dạ dày-tá tràng và làm urease test (CLOtest), và thử nghiệm hơi thở 13C. H. pylori-dương tính khi có ít nhất 1 trong 2 thử nghiệm nêu trên dương tính.
Cách thức điều trị tiệt trừ H. pylori với 2 phác đồ bộ 3 đầu tay, và bằng cách chọn ngẫu nhiên bệnh nhân theo ngày chẵn hoặc ngày lẻ trong tháng. Ngày chẵn điều trị theo phác đồ EAL, và ngày lẻ điều trị phác đồ EAC. Các phác đồ tiệt trừ H. pylori gồm: EAC (Esomeprazole-Nexium® 20 mg, Amoxicillin 1000 mg và Clarithromycin-Klacid® 500 mg) x 2 lần ngày trong 7 ngày, và EAL (Esomeprazole-Nexium® 20 mg,ngày. Ghi nhận tác dụng phụ của thuốc, tuân thủ uống thuốc, lịch theo dõi bệnh nhân.
Kết quả tiệt trừ H. pylori được đánh giá sau khi ngưng hoàn toàn điều trị 4 tuần dựa vào 2 thử nghiệm: nội soi dạ dày-tá tràng và làm urease test (CLOtest), và hoặc thử nghiệm hơi thở 13C. Tiệt trừ H. pylori thành công hay H. pylori-âm tính dựa vào 1 trong 2 kết quả nói trên âm tính (nếu bệnh nhân chỉ làm 1 trong 2 thử nghiệm), hoặc cả 2 đều âm tính (nếu bệnh nhân được làm cả 2 thử nghiệm). Quản lý hồ sơ và xử lý
số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0 với phép kiểm 2.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 1385
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 919
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 150
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 16