Mã tài liệu: 127484
Số trang: 39
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
Tín hiệu thẩm mĩ là vấn đề được sự quan tâm của tất cả các ngành nghệ thuật nói chung và của văn học nói riêng. Nghiên cứu, giải m• tín hiệu thẩm mĩ là một công việc khó khăn, đòi hỏi nhiều tâm sức của các nhà nghiên cứu và cũng đ• gây ra không ít tranh luận về vấn đề này. Trong văn học, nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ tức là tiếp cận tác phẩm văn học từ phương diện ngôn ngữ học, từ góc độ văn bản tác phẩm. Vì vậy mà sẽ cho chúng ta những nhận xét chính xác, khách quan về tác phẩm văn học, không phải là những suy diễn dội từ bên ngoài vào như trong một số ngành nghiên cứu văn học từ phương diện x• hội học, lịch sử,...
Theo GS. Đỗ Hữu Châu ngôn ngữ văn học có thể được xem là một hệ thống tín hiệu bao gồm các tín hiệu thông thường và các tín hiệu thẩm mĩ. Các tín hiệu thông thường chỉ thực hiện chức năng tái tạo hiện thực (thực hiện chức năng giao tiếp lí trí là chủ yếu. Có thể gọi đó là các chữ rỗng, các chữ bao bì). Các tín hiệu thẩm mĩ luôn chứa đựng những tư tưởng, những ý nghĩ nào đó của tác giả thông qua quá trình khái quát hoá, biểu trưng hoá nghệ thuật. Vì vậy tín hiệu thẩm mĩ là cơ sở giải m• hình tượng, lý giải tính hàm súc, biểu trưng, giàu sức gợi của ngôn ngữ nghệ thuật.
Nhà thơ Nguyễn Duy mang đến cho nền thơ ca một bản sắc riêng, một phong cách ngôn ngữ nghệ thuật riêng, thu hút sự chú ý của nhiều độc giả và giới nghiên cứu phê bình. Nhìn chung các tác giả đều đánh giá cao tài năng thơ Nguyễn Duy với phong cách sử dụng ngôn ngữ riêng, độc đáo, đậm chất dân tộc, giản dị, thô mộc, gần gũi với cuộc sống thường ngày. Trong thơ Nguyễn Duy có một số tín hiệu thẩm mĩ xuất hiện với tần số khá cao như gió, trăng, đất... Chúng tôi lựa chọn tín hiệu thẩm mĩ đất vì với tín hiệu thẩm mĩ này thể hiện rất rõ tài năng thơ Nguyễn Duy trong việc sử dụng ngôn ngữ và chất thô mộc, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người lao động đặc biệt là của những người dân quê. Tìm hiểu giá trị biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ đất, chúng tôi nhằm khẳng định những giá trị và đóng góp của nhà thơ Nguyễn Duy về phương diện ngôn ngữ cho thơ ca dân tộc.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Những vấn đề lý thuyết về tín hiệu thẩm mĩ
Chương II: Tín hiệu thẩm mĩ đất trong thơ nguyễn duy
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1308
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 1148
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 5041
⬇ Lượt tải: 51
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 3670
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 1345
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 736
⬇ Lượt tải: 18