Mã tài liệu: 130404
Số trang: 30
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
Như chúng ta đã biết, trong nghệ thuật không có hình tượng nghệ thuật chung chung, mà chỉ có các hình tượng nghệ thuật gắn liền với một chất liệu cụ thể: hình tượng hội hoạ, hình tượng âm nhạc, hình tượng sân khấu, hình tượng văn học…Tính chất, đặc trưng của mỗi loại hình nghệ thuật gắn liền với đặc điểm và khả năng nghệ thuật của chất liệu được dùng làm cơ sở cho nghệ thuật đó. Chính vì vậy, sẽ không hiểu được đặc trưng của văn học nếu bỏ qua đặc điểm thể hiện nghệ thuật của ngôn từ.
Thật vậy, mối quan hệ giữa hình tượng và chất liệu không phải là sự kết hợp bề ngoài, mà là sự thâm nhập xuyên thấm vào nhau, là phương thức tồn tại của hình tượng. Nhà nghệ sĩ ngay khi xây dựng ý đồ và tư duy hình tượng đã dựa hẳn trên các khả năng của chất liệu. Nhà điêu khắc tư duy bằng khối, mảng, đường nét. Nhạc sĩ tư duy bằng giai điệu và âm sắc của các nhạc cụ. Tư duy nhà viết kịch không thể thoát ly không gian (đó là giới hạn của sân khấu ) và thời gian diễn xuất. Chất liệu của nghệ thuật múa là hình dáng, sự chuyển động của cơ thể người. Mỗi loại chất liệu có đặc tính riêng, và những đặc tính đó có sự chi phối đối với từng loại hình nghệ thuật, chi phối quá trình sáng tạo, chi phối quá trình tiếp nhận, chí phối nội dung hình thức của các hình tượng nghệ thuật( tín hiệu thẩm mỹ). Cũng như vậy nhà văn không thể tư duy nghệ thuật bên ngoài các khả năng nghệ thuật của ngôn ngữ. Và ai cũng thừa nhận ngôn ngữ và văn học có mối quan hệ mật thiết. Ngôn ngữ là chất liệu của văn học. Yếu tố thứ nhất của văn học. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Đó là một chân lý hiển nhiên, không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ bàn đến một vấn đề nhỏ, đó là: “ Những đặc tính của ngôn ngữ với tư cách là chất liệu của nghệ thuật văn chương”. Mục đích của bài viết này là làm sáng tỏ được vai trò quan trọng của ngôn ngữ với tư cách là một “chất liệu đặc biệt” của một môn nghệ thuật đặc biệt – nghệ thuật văn chương. Từ đó góp phần định hướng tích cực trong việc nghiên cứu, giảng dạy tích hợp từ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn học. Hơn nữa góp phần hiểu một cách sâu sắc giá trị ý nghĩa của từng tác phẩm văn học thông qua việc phân tích ngôn ngữ của các tác phẩm đó. Vậy chất liệu ngôn ngữ của nghệ thuật văn chương có đặc tình gì riêng so với các loại hình chất liệu khác ? Sau đây, ta có thể nêu một số đặc tính của chất liệu ngôn ngữ:
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 1347
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1308
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 1148
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 736
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 5043
⬇ Lượt tải: 51
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 3671
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 16