Mã tài liệu: 129866
Số trang: 104
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
Làn gió đổi mới của Đảng ta vào năm 1986 đã như một chiếc đòn bẩy làm văn học Việt Nam chuyển mình một cách khá toàn diện. Nghị quyết 05 của Bộ chính trị khóa VI (1987) đã đem lại một cách nhìn mới về vị trí, chức năng của văn nghệ. Mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và chính trị được đem ra thảo luận công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhờ vậy mà người cầm bút có thêm bản lĩnh. Nhà văn giờ đây được viết nhiều hơn, đặc biệt với những mảng đề tài trước đây bị coi là "nhạy cảm", bị coi là "vùng cấm". Vũ Quần Phương trong Hội nghị Những người viết văn trẻ Hà Nội lần thứ I diễn ra vào 4/1994 đã phát biểu: "Có thể so với thiên hạ cái mới trong hình thức của chúng ta chưa thật sự là tiên phong nhưng ta so với chính ta thì sự cách tân lần này là bước tiến dài nhằm đưa văn học ta kịp hoà nhập bình đẳng với thế giới. Văn chương ta vốn thiên về tình cảm giờ đây đã bổ sung nhiều về tư tưởng triết lí. Phẩm chất, trí tuệ được nâng cao, người viết và người đọc đã dám từ bỏ mọi giãy bày, kể lể và chấp nhận cả yếu tố phi thực như một biểu tượng để bộc lộ hiện thực". Sự ngự trị của Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, đề cao cái "chân thực, lịch sử cụ thể" một thời đã làm sự phản ánh trong văn học trở nên có phần sơ lược, minh hoạ, cái kì ảo vì thế đã mất đi chỗ đứng. Văn học Việt Nam sau 1975 đã thay da, đổi sắc, quan niệm về hiện thực không còn thô sơ, giản đơn như trước nữa. Văn học hôm nay đã cho thấy hiện thực đâu chỉ là những cái nhìn thấy được mà hiện thực còn là lĩnh vực của cái khả nhiên, là ước mơ huyễn ảo, là đời sống tâm linh nữa: "Kì quặc và lẩn thẩn, hoàn toàn khó tin, tuy vậy giờ đây kì quặc nhất hay bình thường nhất cũng thế cả thôi" (Bảo Ninh); Hồ Anh Thái đã từng nói: "Thật quá mà đâu phải đã đến gần hiện thực". Và cũng chính vì vậy mà ta lại một lần nữa chiêm nghiệm câu nói của Virekanada - một triết gia người Ấn Độ: "Thế giới này nhỏ bé lắm, cho nên người ta phải thêm vào đó một chút tưởng tưởng". Vậy nên chưa bao giờ văn học nước nhà lại đón nhận nhiều những cây bút mà trong sáng tác của họ khá đậm yếu tố kì ảo như: Nguyễn Minh Châu, Thu Bồn, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Thái Bá Tân, Châu Diên và danh sách này còn kéo dài đến Đoàn Minh Phượng.....
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Về yếu tố kì ảo trong Văn học
Chương 2: Nội dung của yếu tố kì ảo trong ba tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện của yếu tố kì ảo trong ba tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 722
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 685
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 705
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 170
👁 Lượt xem: 978
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16