Mã tài liệu: 130637
Số trang: 43
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
Tản Đà là một trong số những tác giả tiêu biểu của dòng văn học Việt Nam giai đoạn cận đại và cả sau này. Thơ ông đứng lại được với thời gian bởi sự độc đáo trong phong cách thơ đánh dấu một sự chuyển mình mạnh mẽ của văn học nước nhà. Thơ ông đưa đến cho người đọc tiếp cận một thế giới tâm hồn vô cùng tự do, phóng túng, đến với thế giới mộng ảo tươi đẹp thể hiện khát vọng của thi nhân. Có thể nói Tản Đà là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ và thơ ông chính là bản “lí lịch tâm hồn ” ông. Thơ Tản Đà đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa THCS và THPT. Chính vì vậy việc hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm của Tản Đà trong trường phổ thông là một công việc quan trong và cần thiết.
Hiện nay trong chương trình sách giáo khoa lớp 11, tập 2 tác phẩm Hầu Trời được đưa vào giảng dạy thay cho tác phẩm Thề non nước. Hầu Trời là một trong số những tác phẩm tiêu biểu nhất thể hiện rõ thế giới tâm hồn cũng như phong cách thơ của Tản Đà. Hiểu tác phẩm, đồng cảm với thế giới tâm hồn người nghệ sĩ nghĩa là học sinh đã nắm được tác phẩm cũng hiểu được hồn cốt thơ Tản Đà. Nếu như bài thơ Thề non nước đã gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu, phê bình thì tác phẩm Hầu Trời lại là một thử thách mới đối với cả giáo viên và học sinh trong quá trình học tập và giảng dạy. Các em hầu hết chưa có được sự chủ động khi tiếp cận văn bản, chưa đi vào chiều sâu tác phẩm.
Phương pháp dạy học hiện nay là hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là chủ thể của hoạt động học. Vì vậy cần phát huy tính chủ động và tích cực của học sinh trong việc tiếp cận tri thức. Dạy học văn không nằm ngoài xu hướng vận động đó, học sinh chủ động tiếp cận tri thức, giáo viên trở thành người hướng dẫn, người quản lí. Chính vì vậy vấn đề đặt ra ở đây chính là hướng cho học sinh đến một con đường, một phương pháp tiếp cận phù hợp để học sinh tự khám phá, phát hiện cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học.
Xuất phát từ thực tế của việc dạy học trong trường phổ thông cũng như đặc trưng về phong cách thơ Tản Đà chúng tôi đề xuất một hướng tiếp cận tác phẩm Hầu Trời của Tản Đà từ phong cách tác giả từ đó đề ra những biện pháp phương pháp dạy học cụ thể.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Phong cách Tản Đà – cơ sở giúp học sinh đọc – hiểu Hầu Trời
Chương II: Khảo nghiệm tình hình dạy học tác phẩm Hầu Trời ở trường phổ thông
Chương III: Những phương pháp, biện pháp hướng dẫn học sinh đọc– hiểu tác phẩm Hầu Trời từ phong cách tác giả Tản Đà
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 2188
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 2291
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 694
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 1414
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 17