Mã tài liệu: 129497
Số trang: 36
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
Văn học Việt Nam là một dòng chảy liên tục với nhiều khúc ngoặt và biến động.
Sau năm 1975, đặc biệt là từ sau năm 1986, nền văn học Việt Nam đứng trước yêu cầu đổi mới và thực sự đ• đổi mới một cách toàn diện cả về lí luận, phê bình, sáng tác, lẫn thói quen tiếp nhận… Trên hành trình đổi mới đ• gần ba thập kỉ với rất nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn ấy, văn xuôi Việt Nam có đặt ra vấn đề phải đổi mới quan niệm về văn chương. Đổi mới quan niệm về văn chương ắt sẽ đưa đến những đổi mới về thể loại. Trong các thể loại, tiểu thuyết được coi là một “hình thức lớn của văn xuôi, trong đó qua những cái tôi thử nghiệm, tác giả khảo sát đến tận cùng đôi ba chủ đề lớn của sinh tồn”.(Milan Kundera, “Tiểu luận”, Nxb Văn hoá thông tin, trung tâm văn hóa Đông Tây, 2001). Và tiểu thuyết đ• không đi ra khỏi quỹ đạo đổi mới của văn học sau 1975. Nó khúc xạ thành những cách tân mang tính chất thể nghiệm nhưng có giá trị to lớn và độc đáo cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.
Vậy, đổi mới những tác phẩm văn học mới (hiểu theo nghĩa thời gian và phong cách) cần được tiến hành theo hướng nào? chúng ta cần lấy chuẩn mực gì để đánh giá chúng? Những chuẩn mực ấy có nhất thành bất biến hay không?
Một hệ giá trị mới đ• hình thành và chúng ta cần phải tỉnh táo để “gi• từ” với hệ giá trị của thời chiến, để mở đường, để tạo điều kiện cho những cái mới xuất hiện. Chúng ta cũng không được dùng thước đo hiện tại để đo giá trị sản phẩm có tính lịch sử, càng không nên dùng thước đo cũ để đo đếm rồi nghi ngờ những tác phẩm của ngày hôm nay.
Những “ca sĩ” của thời đại trước như: Nguyễn Mạnh Tuấn, Lưu Quang Vũ, Lê lựu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Duy…đ• dũng cảm “vặn cổ bài ca của mình” để trở thành những cây bút tiên phong của văn học đổi mới. Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh đưa tiến trình đổi mới đến cao trào, tạo nên bước ngoặt trong sự phát triển của văn học dân tộc. Khi thơ Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Hưng ra mắt công chúng, người ta thấy đúng là đ• có một thời đại văn học rất mới. Nguyễn Khắc trường, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh…góp thêm cho văn học đổi mới những tiếng nói riêng. Nghĩ về văn học đổi mới trong hơn chục năm trở lại đây, chúng ta không thể bỏ qua những cái tên rất mới như: Phan Huyền Thư, Vi Thuỳ Linh, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diêu…
Kết cấu đề tài:
Chương I
Tính Trò chơi như những thể nghiệm hình thức
Chương II
Tiếng gọi trò chơi trong tiểu thuyết
Chương III
nguyên tắc đồng dao hay trò diễn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 749
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 810
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 764
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 907
⬇ Lượt tải: 40
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem