Mã tài liệu: 87537
Số trang: 23
Định dạng: docx
Dung lượng file: 167 Kb
Chuyên mục: Văn học
Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục. Giáo dục là một nhu cầu không thể thiếu được của xã hội loài người. Ngày nay mọi người đều nhận thức được giáo dục là điều kiện tiên quyết để thực hiện nhân quyền, dân chủ hợp tác, trí tuệ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Giáo dục là chìa khóa dẫn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, tiến tới một thế giới tốt đẹp hơn. ở nước ta sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Điều 35 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chỉ rõ: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Hội nghị trung ương IV (Khóa VII - 01/1993) có Nghị quyết "Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo" và chỉ rõ vị trí của giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết trung ương II khóa VII khẳng định "muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững".
Bước vào thế kỷ XXI nước ta đang đứng trước những thách thức vô cùng gay gắt. Thế giới đang tiến như vũ bão trên mặt trận sản xuất vật chất tinh thần, trong khi nước ta, đang ở tình trạng lạc hậu về nhiều mặt. Đất nước ta gần 20 năm đổi mới, đã có những thành tựu vô cùng quan trọng, rất đáng tự hào, giáo dục phát triển, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được tăng lên. Song nó cũng cho thấy sự yếu kém trên nhiều mặt. Một trong những yếu kém đó là công tác quản lý giáo dục và đào tạo, mà khâu quan trọng nhất là quá trình chỉ đạo dạy và học. Như vậy có thể nói rằng nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề sống còn của quốc gia trong tình hình thế giới hiện nay, là điều kiện tiên quyết để hội nhập và phát triển của bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam. Trong điều kiện đó, mỗi nhà trường cần phải cố gắng hơn để hòa nhập với xu thế chung về sự nghiệp giáo dục của đất nước. Và Trường trung học phổ thông Đồng Văn cũng đang cố gắng để hoạt động dạy học đáp ứng được yêu cầu của xã hội và địa phương. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học. Xuất phát từ nhận thức trên tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông Đồng Văn - Hà giang".
Kết cấu luận văn là:
Chương I:Cơ sở khoa học quản lý quá trình dạy học
Chương II:Thực trạng việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Trung học phổ thông Đồng văn - Hà Giang
Chương III:Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường trung học phổ thông Đồng văn - Hà giang
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 158
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 180
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 1413
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 12
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 743
⬇ Lượt tải: 16