Mã tài liệu: 128250
Số trang: 99
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
Tri thức văn hóa nói riêng, tri thức đọc hiểu nói chung có vai trò hết sức quan trọng đối với việc đọc văn và dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương.
Tri thức đọc hiểu có ý nghĩa rất quan trọng đọc văn. Đối với bất cứ một môn khoa học nào, không chỉ môn văn, thì những tri thức nền tảng đều hết sức quan trọng để hiểu và tiếp thu những tri thức mới. Ngữ văn, một ngành vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật lại càng như vậy. Đọc văn chính là quá trình người đọc tiếp xúc, cảm nhận, tiếp nhận tác phẩm văn học. Tri thức đọc hiểu chính là những tri thức cần thiết để người đọc cảm thụ được những điều nhà văn thể hiện trong văn bản. Đó là quá trình người đọc phát huy khả năng cảm thụ, vận dụng tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm, sự liên tưởng, trí tưởng tượng để cảm thụ, đồng cảm, sẻ chia, thích thú hay khổ đau với những tình cảm, những số phận, những cuộc đời được phản ánh trong tác phẩm. Trong đọc văn, để làm được điều này, người đọc phải có vốn sống, vốn kinh nghiệm, những tri thức, hiểu biết về văn học, văn hóa, thẩm mĩ cũng như những tri thức về lịch sử, xã hội... Đó là chìa khóa để người đọc mở cánh cửa tác phẩm văn học.
Dạy học tác phẩm văn chương chính là quá trình đọc văn trong nhà trường. Đọc văn trong nhà trường có những đặc điểm đặc biệt, khác với quá trình đọc văn bên ngoài. Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương không chỉ là sự cảm thụ tác phẩm chủ quan của học sinh mà giáo viên cần hình thành cho học sinh những tri thức và kĩ năng nhất định để học sinh có thể đọc hiểu tác phẩm văn chương một cách khoa học và hiệu quả. Trong dạy học tác phẩm văn chương, tri thức đọc hiểu được bổ sung thêm sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức nền tảng để các em đọc hiểu tác phẩm. Do đó, vận dụng các loại tri thức đọc hiểu thích hợp trong quá trình dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường là điều hết sức quan trọng. Tri thức văn hóa chính là một trong những tri thức cần thiết để các em khai thác sâu hơn, toàn diện hơn giá trị tác phẩm văn học. Mặt khác, điều này cũng sẽ hình thành cho học sinh kĩ năng vận dụng tri thức văn hóa vào tìm hiểu văn học, giúp các em có kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tri thức văn hóa trong Truyện Kiều
Chương 2: Cách thức vận dụng tri thức văn hoá trong hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích “Nỗi thương mình”
Chương 3: Thiết kế giáo án thử nghiệm đọc hiểu đoạn trích "Nỗi thương mình"
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 1060
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 5206
⬇ Lượt tải: 52
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1074
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 16