Mã tài liệu: 131210
Số trang: 6
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn hóa các dân tộc thiểu số
Đồng bào Dao có một số tín ngưỡng về thần linh, ma quỉ và có một số tục lệ thờ cúng truyền từ đời này qua đời khác, một trong các tục thờ cúng ấy là Lễ cấp sắc và cúng Bàn Vương-một nghi lễ không thể thiếu trong vòng đời.a
Lễ cấp sắc và cúng Bàn Vương: Trong một đời người thông thường có ba nghi lễ mà ai cũng phải trải qua là sinh đẻ, cưới xin, ma chay. Người Dao nam giới còn có thêm một nghi lễ nữa là lễ cấp Sắc hay lễ Lập tịnh, người Dao còn có các tên gọi khác nhau như: Quá Tang, Tạt phát búa, Chấu đàng, Chẩu lung hìn, Mài sai tía, Ay man chay...Theo quan niệm của người Dao, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già cũng vẫn coi là trẻ con, vì chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua cấp sắc dù ít tuổi vẫn được cộng đồng coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, thôn, bản, được giúp việc cho thầy cúng, nếu học được chữ Nôm Dao biết cúng thì được cúng bái. Họ cũng quan niệm rằng, người có trải qua lễ cấp sắc mới biết lẽ phải trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên, theo tập tục của người Dao thường đưa hồn người chết về Dương Châu (Trung Quốc) nơi đây được coi là đất tổ của người Dao.
Lễ cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, 12 hoặc tháng Giêng hàng năm. Ngày thụ lễ được lựa chọn kỹ; Người Dao Đỏ, Dao tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30 tuổi, có khi đến già, nhưng đối với Dao áo dài (Dao chàm) chỉ từ 11-19 tuổi Người Dao đỏ có thể cấp sắc một đợt cho 13 người, nếu ít hơn phải theo số lẻ 1, 3, 5... và ở nhà Trưởng họ; người Dao áo dài mỗi lần cấp sắc cho một người và ở nhà người đó. Gần đến ngày thụ lễ gia đình phải cử người mang lễ vật đi mời thầy cúng, người được thụ lễ phải kiêng hò hát, cãi nhau, ngủ chung... Để chuẩn bị lễ cấp sắc gia đình phải chuẩn bị đầy đủ lợn gà, gạo, rượu, trang phục, nhạc cụ... Mỗi nhóm Dao có một cấp bậc cấp sắc riêng, người Dao Đỏ và Dao áo dài cấp 7 đèn, Dao tiền cấp 3 đèn. Mỗi lễ cấp sắc phải có 6 thầy cúng đảm nhiệm. Khi hành lễ cũng phải thực hiện rất nhiều bài cúng, múa, điệu bộ theo đúng sách cấp sắc.
Người thụ lễ, có khi cả vợ anh ta cũng phải thực hiện nhiều động tác nghi lễ theo sự chỉ dẫn của thầy cúng... Lễ cấp sắc còn gọi là lễ Quá tang (Treo đèn), thường trong đời chỉ tổ chức một lần, nhưng có người làm thầy cúng cần thăng cấp nhiều hơn, làm nhiều lần từ 9 đến 12 đèn. Nhiều khi lễ cấp sắc được kết hợp với lễ tế Bàn Vương (lễ Chấu Đàng), lễ này đặc trưng cho lễ tế tổ của người Dao. Các thầy cúng có nhiều cấp muốn được thăng cấp nhất thiết phải làm lễ “Tẩu Sai” (độ giới) để treo thêm đèn. Tục thờ Bàn Vương không cần lập bàn thờ riêng, mà cầu khấn chung với tổ tiên, dòng tộc trong các dịp làm chay, cấp sắc, Tết Nguyên đán... Người Dao tin rằng Bàn Vương có liên quan đến đời sống, số phận của từng người, từng gia đình, dòng tộc nên cúng thường xuyên gia đình mới khoẻ mạnh, gia tộc mới hưng thịnh phát đạt. Lễ cấp sắc và cúng bàn Vương là nét văn hoá tiêu biểu và có tính giáo dục cao trong cộng đồng người Dao.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 779
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 1012
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 1801
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 1228
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 1144
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 712
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 1308
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 1764
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 778
⬇ Lượt tải: 18