Mã tài liệu: 212566
Số trang: 40
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 441 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thi cử là một khâu trọng yếu trong quá trình giáo dục, là cách thức để đánh giá sản phẩm (hay kết quả) của một nền giáo dục và là con đường chính để tuyển lựa bậc hiền tài ở bất kỳ thời đại nào, nhưng quan trọng hơn cả là “xem việc thi cử hay hay dở, biết nhà nước thịnh hay suy” [5, 6].
1.2. Chọn thi Đình làm đối tượng tìm hiểu chính, tác giả luận văn xuất phát từ những lý do chủ yếu sau đây:
- Trước hết, thi Đình là kì thi có số lượng người dự thi và người đỗ tương đối khúc chiết nên tác giả có thể quan sát đối tượng nghiên cứu dễ dàng hơn các kì thi khác.
- Thứ hai, thi Đình là kì thi cuối cùng trong khoa thi Tiến sĩ, tác động toàn bộ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của qúa trình thi cử, giáo dục.
- Thứ ba, thi Đình là mũi sinh thiết, tập trung bộ mặt thi cử của mỗi triều đại phong kiến. Do đó, kì thi này luôn được nhà nước chú trọng, quan tâm và cũng chính vì thế mà qua thi Đình chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về thi cử.
1.3. Thế kỷ XVII - XVIII ở Việt Nam tương ứng với thời gian trị vì và tan rã của tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh. Sự tồn tại song song hai hệ thống chính quyền cùng điều khiển đất nước và sự lấn át quyền lực của chúa Trịnh đối với vua Lê đã khiến không ít các nhà sử học phong kiến và cả về sau đánh giá đây là thời kỳ “phi chính thống”, trì trệ, khủng hoảng. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ càng và thấu đáo, trên một số phương diện, chẳng hạn như trên lĩnh vực giáo dục, chúng ta sẽ nhận thấy các chúa Trịnh đã có nhiều cố gắng đưa ra các chủ trương nhằm chấn chỉnh học phong, cứu vãn nền giáo dục, thi cử đang dần suy đồi, xuống dốc.
1.4. Tuy được coi là “quốc sách hàng đầu” nhưng nền giáo dục Việt Nam đến nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập dù chúng ta đã không ngừng đưa ra các giải pháp. Song rốt cục chưa đem lại kết quả hữu dụng và khả quan nào, tệ nạn trong dạy, học và thi cử tiếp diễn ở mọi cấp, mọi nơi. Bởi thế, nghiên cứu về thi cử là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Từ tất cả các nguyên nhân trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài là Về các kỳ thi Đình thế kỷ XVII - XVIII.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Đã xuất hiện nhiều tác phẩm tìm hiểu về khoa cử Việt Nam trước năm 1945, chẳng hạn: Lược khảo về giáo dục và khoa cử Việt Nam từ khởi thuỷ đến năm 1918 của Trần Văn Giáp, Khoa cử và giáo dục Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng, Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước năm 1945 của Nguyễn Văn Khánh Điểm chung của hầu hết các cuốn sách này là khái lược, sơ lược lịch sử giáo dục và thi cử thời phong kiến lần lượt theo một tiến trình: Lý - Trần - Lê sơ - Lê trung hưng - Nguyễn - Pháp thuộc. Thi Đình không được coi trọng nghiên cứu vì hầu hết các tác giả đều quan niệm đấy là kì thi gắn liền với kì thi Hội, là kì thi cuối cùng của thi Hội.
Trong các chuyên khảo về thi cử, đáng chú ý hơn cả là cuốn Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến của Nguyễn Tiến Cường. Rõ ràng hơn và mới mẻ hơn, ông cho rằng thi Đình là một kì thi riêng rẽ, độc lập với thi Hội. Từ đó, ông đề cập đến đối tượng dự thi, quan coi thi, cách chấm thi, học vị tiến sĩ, ân điển. Tuy nhiên, vì thi Đình không phải là trọng tâm của quyển sách nên Nguyễn Tiến Cường vẫn không đi sâu vào phân tích, mở rộng chủ đề này. Mặt khác, những tìm hiểu của ông về thi Đình mang tính chung chung cho cả thời kỳ phong kiến chứ không riêng cho một giai đoạn nào.
Bên cạnh đó, có một số tác giả đã đi sâu khảo cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về các nhà khoa bảng Việt Nam (tóm tắt tiểu sử, khoa thi, sự nghiệp) như: Các nhà khoa bảng Việt Nam do Ngô Đức Thọ chủ biên, Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam của Trần Hồng Đức, Trạng nguyên, tiến sĩ, Hương cống Việt NamdoBùi Hạnh Cẩn, Minh Nghĩa, Việt Anh biên soạn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 2995
⬇ Lượt tải: 38
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1216
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 778
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 2924
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem