Mã tài liệu: 302446
Số trang: 39
Định dạng: rar
Dung lượng file: 237 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thi cử là một khâu trọng yếu trong quá trình giáo dục, là cách thức để đánh giá sản phẩm (hay kết quả) của một nền giáo dục và là con đường chính để tuyển lựa bậc hiền tài ở bất kỳ thời đại nào, nhưng quan trọng hơn cả là “xem việc thi cử hay hay dở, biết nhà nước thịnh hay suy” [5, 6].
1.2. Chọn thi Đình làm đối tượng tìm hiểu chính, tác giả luận văn xuất phát từ những lý do chủ yếu sau đây:
- Trước hết, thi Đình là kì thi có số lượng người dự thi và người đỗ tương đối khúc chiết nên tác giả có thể quan sát đối tượng nghiên cứu dễ dàng hơn các kì thi khác.
- Thứ hai, thi Đình là kì thi cuối cùng trong khoa thi Tiến sĩ, tác động toàn bộ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của qúa trình thi cử, giáo dục.
- Thứ ba, thi Đình là mũi sinh thiết, tập trung bộ mặt thi cử của mỗi triều đại phong kiến. Do đó, kì thi này luôn được nhà nước chú trọng, quan tâm và cũng chính vì thế mà qua thi Đình chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về thi cử.
1.3. Thế kỷ XVII - XVIII ở Việt Nam tương ứng với thời gian trị vì và tan rã của tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh. Sự tồn tại song song hai hệ thống chính quyền cùng điều khiển đất nước và sự lấn át quyền lực của chúa Trịnh đối với vua Lê đã khiến không ít các nhà sử học phong kiến và cả về sau đánh giá đây là thời kỳ “phi chính thống”, trì trệ, khủng hoảng. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ càng và thấu đáo, trên một số phương diện, chẳng hạn như trên lĩnh vực giáo dục, chúng ta sẽ nhận thấy các chúa Trịnh đã có nhiều cố gắng đưa ra các chủ trương nhằm chấn chỉnh học phong, cứu vãn nền giáo dục, thi cử đang dần suy đồi, xuống dốc.
1.4. Tuy được coi là “quốc sách hàng đầu” nhưng nền giáo dục Việt Nam đến nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập dù chúng ta đã không ngừng đưa ra các giải pháp. Song rốt cục chưa đem lại kết quả hữu dụng và khả quan nào, tệ nạn trong dạy, học và thi cử tiếp diễn ở mọi cấp, mọi nơi. Bởi thế, nghiên cứu về thi cử là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Từ tất cả các nguyên nhân trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài là Về các kỳ thi Đình thế kỷ XVII - XVIII.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Đã xuất hiện nhiều tác phẩm tìm hiểu về khoa cử Việt Nam trước năm 1945, chẳng hạn: Lược khảo về giáo dục và khoa cử Việt Nam từ khởi thuỷ đến năm 1918 của Trần Văn Giáp, Khoa cử và giáo dục Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng, Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước năm 1945 của Nguyễn Văn Khánh… Điểm chung của hầu hết các cuốn sách này là khái lược, sơ lược lịch sử giáo dục và thi cử thời phong kiến lần lượt theo một tiến trình: Lý - Trần - Lê sơ - Lê trung hưng - Nguyễn - Pháp thuộc. Thi Đình không được coi trọng nghiên cứu vì hầu hết các tác giả đều quan niệm đấy là kì thi gắn liền với kì thi Hội, là kì thi cuối cùng của thi Hội.
Trong các chuyên khảo về thi cử, đáng chú ý hơn cả là cuốn Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến của Nguyễn Tiến Cường. Rõ ràng hơn và mới mẻ hơn, ông cho rằng thi Đình là một kì thi riêng rẽ, độc lập với thi Hội. Từ đó, ông đề cập đến đối tượng dự thi, quan coi thi, cách chấm thi, học vị tiến sĩ, ân điển. Tuy nhiên, vì thi Đình không phải là trọng tâm của quyển sách nên Nguyễn Tiến Cường vẫn không đi sâu vào phân tích, mở rộng chủ đề này. Mặt khác, những tìm hiểu của ông về thi Đình mang tính chung chung cho cả thời kỳ phong kiến chứ không riêng cho một giai đoạn nào.
Bên cạnh đó, có một số tác giả đã đi sâu khảo cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về các nhà khoa bảng Việt Nam (tóm tắt tiểu sử, khoa thi, sự nghiệp) như: Các nhà khoa bảng Việt Nam do Ngô Đức Thọ chủ biên, Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam của Trần Hồng Đức, Trạng nguyên, tiến sĩ, Hương cống Việt Nam do Bùi Hạnh Cẩn, Minh Nghĩa, Việt Anh biên soạn…
2.2. Đề cập đến thi cử thời phong kiến, trong đó có thời Lê - Trịnh, còn có một số luận án tiến sĩ và khóa luận cử nhân khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội như: Tìm hiểu nền giáo dục và khoa cử thời Hậu Lê của Đào Duy Đạt, Văn Miếu - Quốc tử giám và chế độ học hành thi cử thời Lê (1428 - 1788) của Đinh Ngọc Triển… Giới hạn trong phạm vi và quy mô của một bài khóa luận tốt nghiệp, các khóa luận cử nhân này chỉ đề cập những nét chung, nổi bật của chế độ học hành khoa cử thời Hậu Lê. Bên cạnh đó cũng có khóa luận đi vào tìm hiểu trực tiếp về thi cử thời Lê - Trịnh nhưng mới dừng lại ở hai cấp thi Hương và thi Hội, đó là khóa luận Chính quyền Lê - Trịnh với các kỳ thi Hương và Hội thế kỷ XVII - XVIII của Nguyễn Trang.
Thuộc về khoa học Ngữ văn, luận án tiến sĩ Bước đầu tìm hiểu văn chương khoa cử thời Lê sơ của Nguyễn Văn Thịnh ngoài việc đối chiếu so sánh giữa lịch sử khoa cử Việt Nam và Trung Quốc, tác giả có tiếp cận thi Đình song dưới góc độ văn học, chẳng hạn thể loại văn sách, nội dung văn sách đình đối, cấu trúc và nghệ thuật của văn sách đình đối, ân điển thời Lê sơ.
Nhìn chung, ngày càng có nhiều tác phẩm viết về giáo dục và thi cử phong kiến nhưng rất ít tác phẩm quan tâm đến thi Đình và lại càng ít công trình nghiên cứu có đề cập đến một hoặc một vài khía cạnh của thi Đình, đặc biệt chưa hề có một chuyên khảo riêng về kì thi này.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Cố gắng khôi phục lại toàn cảnh bức tranh thi Đình thế kỷ XVII - XVIII nói riêng và khắc họa phần nào về kì thi Đình của cả chế độ phong kiến nói chung. Đồng thời qua đó phản ánh nền giáo dục và thi cử đương thời.
3.2. Đưa ra một góc tiếp cận khác về thời kỳ Lê - Trịnh - góc nhìn văn hóa, cụ thể là giáo dục, nhằm có được sự đánh giá khách quan về giai đoạn này.
3.3. Từ việc tìm hiểu về thi cử thời phong kiến, chúng ta sẽ rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, đồng thời có thể vận dụng, học tập những việc làm hợp lý của người xưa trong thi cử.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1. Phạm vi: Tập trung nghiên cứu thi Đình, giới hạn trong khoảng thời gian thế kỷ XVII - XVIII, cụ thể là từ năm 1595 đến năm 1789 và không gian là phía Bắc thuộc sự cai quản của vua Lê - chúa Trịnh.
4.2. Đối tượng: Các kỳ thi Đình thế kỷ XVII - XVIII đặt trong bối cảnh lịch sử thế kỷ XVII - XVIII để bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của thi Đình đối với chính trị, kinh tế - xã hội thời này.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
- Các tài liệu chính sử như: Đại Việt sử ký toàn thư và Đại Việt sử ký tục biên của Quốc sử quán triều Lê, Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn
- Các tài liệu của các sử gia phong kiến tư nhân như: Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Quốc triều hương khoa lục của Cao Xuân Dục, Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng, Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ… So với nguồn chính sử, các sử liệu của tư nhân cung cấp đầy đủ và chi tiết hơn về thi Đình thế kỷ XVII - XVIII như về thời gian thi, địa điểm thi, nghi thức thi, họ tên, quê quán và số người đỗ trong mỗi khoa thi.
- Nguồn tư liệu quan trọng khác là bi ký. Nội dung của bài ký bia Tiến sĩ cung cấp các thông tin về tên gọi của tấm bia; ca ngợi công đức của triều vua đã tổ chức khoa thi; tên các vị quan tham gia tổ chức khoa thi; quy định, cách thức tổ chức khoa thi; họ tên, quê quán những người thi đỗ; tên những người tham gia dựng bia.
- Nguồn tư liệu Hán Nôm: Để phục vụ cho luận văn, tác giả đã dịch một số bài văn sách thi Đình thế kỷ XVII - XVIII của Nguyễn Quán Nho, Nguyễn Huy Oánh, Lê Quý Đôn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu là phương pháp nghiên cứu lịch sử. Vì nguồn tư liệu phục vụ cho đề tài là nguồn tư liệu chữ viết nên các bước tác giả tiến hành trong nghiên cứu gồm: Thu thập, tập hợp tư liệu; Thống kê, phân tích, so sánh; Tổng hợp và nhận xét.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Là tác phẩm đầu tiên chuyên sâu và khảo kỹ về thi Đình thế kỷ XVII - XVIII.
6.2. Góp phần hoàn chỉnh bức tranh thi cử phong kiến Việt Nam vì trước đây và ngay cả hiện nay, hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ khảo tả thi Hương và thi Hội mà bỏ qua thi Đình. Ngoài ra, luận văn cũng góp phần làm rõ hơn nền giáo dục và bộ mặt thi cử thế kỷ XVII - XVIII.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và phụ lục, khoá luận được bố cục thành ba chương:
Chương I: Thi Đình trong bối cảnh kinh tế - xã hội thế kỷ XVII - XVIII
Chương II: Thi Đình thế kỷ XVII - XVIII
Chương III: Thi Đình với chính trị - kinh tế, xã hội thế kỷ XVII - XVIII
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4
5.1. Nguồn tư liệu 5
5.2. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của luận văn 5
7. Bố cục luận văn 6
CHƯƠNG I: THI ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ KỶ XVII - XVIII 7
1.1. Vài nét về thi Đình trước thời Lê - Trịnh 7
1.1.1. Thi Đình dưới thời Lý, Trần, Hồ 7
1.1.2. Thi Đình dưới thời Lê sơ 8
1.1.2.1. Thời gian thi, địa điểm thi và đối tượng dự thi 8
1.1.2.2. Các quan chức phụ trách thi Đình 9
1.1.2.3. Phép thi và nội dung thi 9
1.1.2.4. Ân điển đối với người đỗ kì thi Đình 9
1.2. Thi Đình trong trường kinh tế - xã hội thế kỷ XVII - XVIII 10
1.2.1. Thể chế vua Lê - chúa Trịnh 10
1.2.2. Nhu cầu tăng cường đội ngũ quan lại 11
1.2.3. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa 11
1.2.4. Những dạng tiêu cực của thi cử 12
CHƯƠNG II 15
THI ĐÌNH THẾ KỶ XVII - XVIII 15
2.1. Thời gian thi và địa điểm thi 15
2.1.1. Thời gian thi Đình 15
2.1.2. Địa điểm thi Đình 16
2.2. Đối tượng dự thi Đình 16
2.3. Thể lệ thi Đình và các quan chức phụ trách thi Đình 17
2.3.1. Thể lệ thi Đình 17
2.3.2. Các quan chức phụ trách thi Đình 18
2.4. Phép thi, nội dung thi, cách chấm thi 19
2.4.2. Nội dung thi Đình 19
2.4.3. Cách chấm thi Đình 20
2.5. Thực trạng thi Đình và sử dụng của triều đình đối với người thi đỗ 20
2.5.1. Thực trạng thi Đình 20
2.5.2. Sử dụng của triều đình đối với người thi đỗ 21
CHƯƠNG III: THI ĐÌNH VỚI CHÍNH TRỊ, KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ KỶ XVII - XVIII 24
3.1. Đội ngũ tiến sĩ với việc gia nhập hàng ngũ quan lại 24
3.2. Đội ngũ tiến sĩ với tư tưởng trung quân 25
3.3. Đội ngũ tiến sĩ với tư tưởng "kinh bang tế thế" 27
3.3.1. Những kiến nghị, đề xuất 27
3.3.2. Hành động thực tiễn 31
3.4. Đội ngũ tiến sĩ với phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính 33
KẾT LUẬN 37
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 2993
⬇ Lượt tải: 38
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1213
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 776
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 2922
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 725
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem