Mã tài liệu: 131478
Số trang: 6
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Trong lịch sử Việt Nam, triều Lý bắt đầu một thời kỳ phát triển của dân tộc. Biểu trưng của triều đại này thật dấu ấn, thật đầy sức thuyết phục về khát vọng của dân tộc. Đó là việc định vị cho đất nước một thủ đô Thăng Long_ rồng lên.
Nhà Lý thay thế nhà tiền Lê một cách lý trí vì quyền lợi dân tộc và sự nhận thức phát triển của đất nước. Như chúng ta đã biết, Người có công lớn lao phát hiện ra thủ đô Thăng Long mà suốt gần ngàn năm vẫn trẻ trung, đầy xung lực đi lên là một nhân vật lịch sử xuất thân từ tầng lớp x• hội bình thường: Nhân dân, lịch sử đã phải tô vẽ huyền thoại cuộc đời của nhân vật này.
Lý Công Uẩn đã mở đầu một triều đại dài hơn hai thế kỷ (1009_1225). Ông đ• xây dựng một triều đại có nhiều đóng góp về công cuộc phát triển ý thức dân tộc, văn hoá dân tộc. Đó là một triều đại đ• có nhiều đóng góp lịch sử, thời gian tồn tại hơn bất kỳ triều đại nào trước đó. Hơn nữa về tầm vóc thì nó vượt xa các triều đại trước nó. Phải chăng Lý Công Uẩn đ• nhận thức được đầy đủ về vận nước, về quy luật mà pháp sư Đỗ Pháp Nhuận nổi tiếng đ• trả lời vua Lê Đại Hành trong bài vận nước “Quốc Tộ” (1) “Quốc tộ như dằng lạc, Nam thiên lý thái bình. Vô vi cư điện các. Xứ xứ tức binh đao”.
Đó là nhận thức triết học tư tưởng Việt Nam về sự quản lý đất nước. Nội dung bốn câu thơ trên thể hiểu là: Sự phát triển của đất nước có quy luật của nó (dây quấn), muốn đất nước thịnh trị thái bình, nhà vua phải quản lý đất nước theo quy luật (lẽ tự nhiên), khắp đất nước sẽ hết hoạ đao binh.
Bài thơ Quốc tộ như phản ánh nhận thức quản lý quốc gia mà những người nắm chính quyền lực phải tuân theo nếu muốn đất nước an bình. Ta biết kẻ kế tục Lê Đại Hành là Lê Ngoạ Triều đ• không nhận thức được điều đó. Hành động tàn bạo, ngược lại ý dân, hoang dâm vô độ đ• làm cho chính sự đổ nát, nhân dân điêu linh. Nhưng Lý Công Uẩn trước cảnh đổ nát, đất nước trước cơn nguy khốn, đã nhận thức được lịch sử, làm được một công việc phi thường, hoà bình thay thế một vương triều bất lực, và mở ra một triều đại phát triển kéo dài tới 200 năm.
Những chuyện ghi chép về việc mở triều Lý, dời đô có bao nhiêu là huyền thoại, bao nhiêu là thêu dệt sấm truyền, mê tín để tạo nên sức mạnh niềm tin. Nhưng vẫn còn đó cái lõi thực của nhận thức lịch sử. Việc dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra La Thành( Hà Nội ngày nay) là việc thực thi có ý nghĩa phát triển kỳ diệu của Lý Công Uẩn đối với triều Lý và đất nước.
Chiếu dời đô do Lý Công Uẩn tự tay thảo đã chứng tỏ tài năng, nhận định sáng suốt của một ông vua mở thời đại, đồng thời Chiếu dời đô cũng đã phản ánh tầm lớn lên của quốc gia dân tộc. Phân tích nội dung Chiếu dời đô ta sẽ thấy nhận thức và lý lẽ đầy sức thuyết phục trong 214 chữ của Chiếu dời đô(2).
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 653
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 4731
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 858
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 2213
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 3738
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 1386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 687
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 16