Mã tài liệu: 246481
Số trang: 14
Định dạng: doc
Dung lượng file: 80 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
Đề tài: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN -MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Tiểu luận dài 14 trang:
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, đối với hoạt động của hệ thống chính trị là một trong những nội dung mà Đảng ta rất quan tâm, được thể hiện bằng Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Nghị quyết nêu rõ: "Đảng ta là đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo đất nước chủ yếu thông qua Nhà nước. Đảng lập các tổ chức đảng hoạt động trong các cơ quan nhà nước và giới thiệu những đảng viên ưu tú vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của bộ máy nhà nước để lãnh đạo thể chế hóa và tổ chức thực hiện đúng đắn cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị của Đảng"(1). Tuy nhiên, trong thực tiễn, vấn đề lãnh đạo của Đảng và sự điều hành, quản lý của Nhà nước vẫn chưa được phân định một cách rõ ràng. Do đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Nghị quyết đề ra, cần có những biện pháp hữu hiệu góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, chủ yếu là đối với Nhà nước.
1. Kiện toàn đổi mới các Ban cán sự Đảng, các Đảng đoàn đáp ứng yêu cầu đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
Trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền (NNPQ), vai trò của Ban cán sự đảng, Đảng đoàn trong các cơ quan nhà nước tăng lên.
- Đảng đoàn Quốc hội: Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị lãnh đạo Quốc hội thông qua Đảng đoàn Quốc hội. Đảng đoàn Quốc hội có trách nhiệm lãnh đạo Quốc hội thực hiện đúng đắn các đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng. Thực hiện các nghị quyết của Đảng về tổ chức, cán bộ, quyết định những vấn đề tổ chức cán bộ theo sự phân công, phân cấp của Bộ Chính trị. Kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng trong hoạt động của Quốc hội. Đảng đoàn Quốc hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đảng viên là đại biểu Quốc hội. Qua thảo luận, tranh luận dân chủ thuyết phục, vận động các đại biểu Quốc hội ngoài Đảng thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, các đảng viên phải chấp hành các quyết định của tổ chức đảng một cách nghiêm túc. Đảng đoàn Quốc hội phải chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những hoạt động của cơ quan Quốc hội trước khi họp Quốc hội. Bộ Chính trị nghe Đảng đoàn quốc hội báo cáo về xây dựng, sửa đổi luật pháp, pháp lệnh, nội dung chủ yếu của kỳ họp Quốc hội. Điều 42 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định: "Trong cơ quan lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể chính trị xã hội, cấp trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, do bầu cử lập ra, cấp ủy cùng cấp lập Đảng đoàn gồm một số đảng viên công tác trong tổ chức đó. Nơi không lập Đảng đoàn thì tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan đó thực hiện chức năng lãnh đạo theo quy định của Ban chấp hành Trung ương"(1).
- Đảng đoàn do cấp ủy cùng cấp chỉ định, làm việc theo chế độ tập thể và chịu trách nhiệm trước cấp ủy. Theo tinh thần trên, thì Bộ Chính trị quyết định việc thành lập Ban cán sự Đảng Chính phủ. Ban cán sự Đảng chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ban cán sự Đảng Chính phủ làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số, bảo đảm và tạo điều kiện để Thủ tướng thực hiện quyền hạn và trách nhiệm được giao theo pháp luật.
- Đối với cơ quan tư pháp, Bộ Chính trị lãnh đạo Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông qua Ban cán sự Đảng của các cơ quan này. Bộ Chính trị quyết định việc thành lập Ban cán sự Đảng ở các cơ quan đó. Ban cán sự Đảng ở Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm lãnh đạo Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đảng trong cơ quan mình. Thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác tổ chức - cán bộ, quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ theo sự phân công, phân cấp của Bộ chính trị, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng trong hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao và trong ngành kiểm sát. Ban cán sự làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, bảo đảm và tạo điều kiện để Chánh án và Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện quyền hạn và chức năng theo luật định.
Đảng ta đang chủ trương tiếp tục cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp trong đó có việc kiện toàn lại Ban cán sự đảng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan này trước nhiệm vụ của NNPQ đặt ra.
Tóm lại, đổi mới và kiện toàn các ban cán sự, các đảng đoàn trong các cơ quan nhà nước, Đảng cần chú ý đề cao, tôn trọng, nâng cao trách nhiệm của các bộ phận này trước Ban chấp hành Trung ương, trước Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, bảo đảm cho các cơ quan này tập trung vào nhiệm vụ lãnh đạo ở tầm vĩ mô
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 751
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 4697
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 744
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 1011
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 232
👁 Lượt xem: 810
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 821
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1282
⬇ Lượt tải: 67
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 788
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 989
⬇ Lượt tải: 35
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 16