Mã tài liệu: 214919
Số trang: 27
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 228 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Ngày nay, thương hiệu đã trở thành tài sản quan trọng của doanh
nghiệp. Trong ngành mì ăn liền, nhiều thương hiệu của các công ty
có vốn nước ngoài như Vifon-Acecook, Unif, A-One đang cạnh
tranh mạnh tại thị trường Việt Nam, trong khi nhiều công ty nổi
tiếng trước đây nhưng nay gặp nhiều khó khăn như Miliket, Colusa,
Vifon, Việt Hương. Nhằm tìm giải pháp xây dựng thương hiệu
ngành mì ăn liền Việt Nam, tác giả chọn đề tài “Xây dựng thương
hiệu ngành mì ăn liền Việt Nam” cho đề tài nghiên cứu luận án tiến
sĩ kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá tình hình xây dựng thương hiệu ngành mì ăn
liền Việt Nam.
+ Khảo sát hành vi, thái độ người tiêu dùng đối với thương hiệu
mì ăn liền.
+ Đề xuất các giải pháp xây dựng thương hiệu ngành mì ăn liền
Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Sản phẩm được phân tích chỉ liên quan đến mì ăn liền. Khách
hàng giới hạn là người tiêu dùng mì ăn liền trong nước (tuổi từ 18
đến 45). Phạm vi xây dựng thương hiệu ngành mì ăn liền giới hạn
địa bàn trong nước.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm các công ty mì ăn liền có vốn trong
nước. Do ngành mì ăn liền Việt Nam gồm nhiều công ty nên tác giả
chọn những công ty lớn, có thương hiệu lâu đời để phân tích như
Miliket, Vifon, Colusa, Việt Hương, Việc lựa chọn các công ty này
dựa trên cơ sở đánh giá của khách hàng về mức nhận biết thương
hiệu cao nhất trong ngành mì ăn liền Việt Nam.
2
Những đối thủ cạnh tranh chính được phân tích gồm 3 công ty có
vốn nước ngoài: Vifon-Acecook, A-One và Unif.
Việc xây dựng thương hiệu phải dựa trên khách hàng nên tác giả
thực hiện điều tra người tiêu dùng nhằm xác định thái độ, hành vi
của họ đối với mì ăn liền, từ đó xây dựng thương hiệu phù hợp.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng,
phân tích, so sánh tổng hợp. Nghiên cứu sơ bộ thông qua tham khảo
tài liệu, báo, tạp chí, internet trong và ngoài nước. Nghiên cứu
chính thức thông qua điều tra trên toàn quốc. Cách thức điều tra là
phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi. Mẫu được chọn theo phương
pháp ngẫu nhiên theo đúng khách hàng mục tiêu với kích cỡ
n=1.232 mẫu. Thông tin thu thập được mã hóa và xử lý bằng SPSS
và Excel (xem thêm mục 2.2.1-Nghiên cứu khách hàng mục tiêu).
6. Những đóng góp khoa học mới của luận án
- Cơ sở lý luận về thương hiệu và xây dựng thương hiệu làm cơ
sở cần thiết cho xây dựng thương hiệu ngành mì ăn liền Việt Nam.
- Thực hiện khảo sát và xác định các yếu tố hành vi, thái độ của
người tiêu dùng ảnh hưởng đến thương hiệu mì ăn liền.
- Phân tích và đánh giá hiện trạng xây dựng thương hiệu ngành
mì ăn liền Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp xây dựng thương hiệu ngành mì ăn liền.
7. Kết cấu của luận án
Luận án dài 147 trang, 17 bảng, 14 biểu đồ và 14 sơ đồ, 15 phụ
lục và 72 tài liệu tham khảo. Luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thương hiệu và xây dựng thương hiệu
Chương 2: Hiện trạng xây dựng thương hiệu ngành mì ăn liền
Việt Nam
Chương 3: Giải pháp xây dựng thương hiệu ngành mì ăn liền
Việt Na
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 885
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 149
👁 Lượt xem: 1001
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 732
⬇ Lượt tải: 17