Mã tài liệu: 245950
Số trang: 73
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 444 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Mở đầu
Luồng gió hội nhập mang đến cho nền kinh tế Việt Nam một sức sống mới.
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 trong
lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng và tiến tới gia nhập Tổ chức thương mại thế
giới WTO vào năm 2005 đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam thời cơ và
thách thức mới : có nhiều điều kiện để phát triển hơn song cũng không kém áp lực
cạnh tranh gay gắt.
Bên cạnh đó, hội nhập về ngân hàng đã và đang diễn ra rất sôi động và
khẩn trương không những ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trong khu vực và trên
thế giới. Nhờ đó mà các NHTM Việt Nam có điều kiện để mở rộng thị trường, tận
dụng được những kinh nghiệm về quản lý, tiết kiệm thời gian và nhân lực trên cơ
sở kế thừa thành tựu của những ngân hàng lớn. Các ngân hàng nước ngoài thâm
nhập vào thị trường kinh doanh tiền tệ ngày càng nhiều và theo nó là các chiến
dịch quảng bá thương hiệu khá rầm rộ.
Trước sức ép cạnh tranh gay gắt ngay trên thị trường nội địa và cuộc tìm
kiếm chỗ đứng trên thị trường quốc tế, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu
đã thật sự trở thành một thách thức không nhỏ đối với hệ thống NHTM Việt Nam
nói chung và hệ thống NHCT Việt Nam nói riêng.
Trong một sân chơi đông đúc và công bằng như thế, kẻ mạnh sẽ là người
chiến thắng. Cơ hội được chia sẻ đồng đều với các loại hình NHTM. Và để phát
triển trong môi trường đó, NHCT Việt Nam buộc phải xây dựng cho mình một
thương hiệu riêng để tồn tại và phát triển.
Là một người công tác trong hệ thống NHCT, với mong muốn làm thế nào
để đưa NHCT có một tên tuổi riêng và phát tiển không chỉ trong nước mà còn trên
quốc tế, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề
tài: “XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM”.
Mục đích của đề tài là đánh giá thực trạng cạnh tranh trong hoạt động của
hệ thống NHTM Việt Nam, qua đó phân tích vị thế của NHCT Việt Nam so với
các ngân hàng trong và ngoài nước, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm xây
dựng một thương hiệu bền vững cho NHCT Việt Nam.
Đề tài được chia làm 3 chương, chương 1 với dung lượng 20 trang, chương 2
với dung lượng 28 trang và chương 3 với dung lượng 21 trang. Ngoài ra còn có mở
đầu, kết luận và phụ lục. Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử ,
phương pháp hệ thống, phương pháp tổng hợp và phân tích được sử dụng xuyên
suốt đề tài. Đồng thời xem xét hoạt động kinh doanh ngân hàng trong mối liên hệ,
tác động qua lại với các ngân hàng trong và ngoài nứơc bằng phương pháp so
sánh, thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan khác nhau - trong đó có hạn chế về
tìm kiếm nguồn thông tin, về kinh nghiệm của bản thân trong công tác - do vậy,
luận văn chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các thầy
cô, các anh chị đồng nghiệp và các bạn quan tâm.
Trân trọng.
Lê Thị Kim Tuyền
Kết luận
Để giải quyết bài toán thương hiệu có hiệu quả, Ngân hàng công thương
Việt Nam cần phải có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu theo mô hình
riêng phù hợp với đặc điểm của mình. Việc vận dụng các giải pháp không cần
theo một trình tự nhất định mà phải tiến hành đồng bộ. Thực hiện tốt giải pháp
phát triển nguồn nhân lực sẽ có tác động tốt đến việc nâng cao công nghệ ngân
hàng thúc đẩy nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời nâng cao năng lực cạnh
tranh và hội nhập của toàn hệ thống. Kết hợp với sự hỗ trợ từ phía Nhà nước,
NHCT sẽ ngày càng nâng cao uy tín của mình trên thị trường trong nước và quốc
tế. Ngân hàng góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và đến lượt mình doanh
nghiệp tác động cộng hưởng đến thương hiệu ngân hàng.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, việc áp dụng các giải pháp chủ yếu có
chọn lọc với việc định ra bước đi thích hợp, theo mục tiêu cụ thể, đúng lộ trình thì
ngân hàng cũng sẽ vượt qua những cam go thử thách, hướng đến năm 2010 Ngân
hàng Công thương sẽ hòa mình cùng việc mở cửa các dịch vụ tài chính ngân hàng
theo WTO, BTA, AFTA, ngày càng khẳng định vị thế của mình .
Tham vọng thì rất nhiều nhưng kiến thức còn hạn chế nên giải pháp còn ít
và mang tính chủ quan, vì vậy đề tài này sẽ được tiếp tục nghiên cứu để phát triển
cao hơn và sâu hơn trong thời gian tới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 19