Mã tài liệu: 226232
Số trang: 15
Định dạng: doc
Dung lượng file: 113 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm hệ thống
Hệ thống, theo quan điểm lý thuyết hệ thống, được hiểu là một tập hợp hay một tổng thể gồm các phần tử hay các bộ phận khác nhau có mối quan hệ tác động qua lại với nhau và được sắp xếp theo một trình tự đảm bảo tính thống nhất và có khá năng thực hiện một số chức năng và mục tiêu nhất định.
1.1.2.Khái niệm về quản trị
Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp. Từ khái niệm này giúp chúng ta nhận ra rằng , quản trị là một họat động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức và thúc đẩy các vấn đề chuyển động.
Theo quan điểm quản trị kinh doanh : công tác quản trị trong doanh nghiệp là quá trình lập kế họach , tổ chức phối hợp và điều chỉnh các họat động của các thành viên , các bộ phận và các chức năng trong doanh nghiệp nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra của tổ chức.
Theo quan điểm hệ thống quản trị :Quản trị còn là việc thực hành các họat động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục.Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm các khâu , các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển.
1.1.3. Khái niệm về môi trường của hệ thống
Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, môi trường là các yếu tố , điều kiện nằm ngòai hệ thống và có ảnh hưởng đến kết quả họat động của hệ thống đó.
Để xác định môi trường của hệ thống , các nhà quản trị thường dựa vào các câu trả lời của hai câu hỏi sau đây:
1.Yếu tố đó có ảnh hưởng đến kết quả của hệ thống hay không?
2. Hệ thống có quyền thay đổi đến các yếu tố đó hay không ?
Nếu yếu tố nào trả lời “ có” ở câu hỏi 1 và “không” ở câu hỏai 2 , thì nó là yếu tố môi trường của hệ thống.
1.1.4. Khái niệm đầu vào và đầu ra của hệ thống
Đầu vào của hệ thống là sự tác động của môi trường vào hệ thống của nó.Ngược lại, đầu ra của hệ thống được coi là sự tác động của hệ thống đến môi trường của nó.
Đầu vào và đầu ra của hệ thống trên thực tế có thể được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau và có biểu diễn mối quan hệ đầu vào và đầu ra với hệ thống như sau
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 1081
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 18