Mã tài liệu: 293958
Số trang: 33
Định dạng: zip
Dung lượng file: 223 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỤC LỤC
PHẦN I: TỔNG QUAN DU LỊCH 1
I . TỔNG QUAN DU LỊCH TRUNG BỘ 1
1. Điều kiện phát triển du lịch tại Huế 1
2. Điều kiện phát triển du lịch tại Đà Nẵng, Quảng Nam 3
3. Điều kiện phát triển du lịch Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An 6
II. ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU KHÁCH SẠN Ở MIỀN TRUNG 8
1. Huế 9
2. Đà Nẵng 9
3. Quảng Nam 10
4. Quảng Trị 10
5. Quảng Bình 11
6. Nghệ An 11
III . CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH CÓ THỂ TỔ CHỨC 12
1. Huế 12
2. Đà Nẵng 12
3. Quảng Nam 12
4. Quảng Trị 13
5. Quảng Bình 13
6. Nghệ An 13
PHẦN II : LỮ HÀNH – HƯỚNG DẪN 14
I. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN 14
1. Phương pháp hướng dẫn tuyến Hà Nội – Huế trên phương tiện ô tô 14
2. Hướng dẫn tại điểm tham quan Huế, Mỹ Sơn 15
II. BÀI THUYẾT MINH VỀ PHỐ CỔ HỘI AN 17
1. Chùa Cầu – Lai Viễn Kiều – Cầu Nhật Bản 19
2. Hội quán Phúc Kiến 20
3. Các bảo tàng ở Hội An 21
4. Các ngôi nhà cổ 21
III. CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 23
1. Chương trình du lịch Hà Nội – Huế ( 5 ngày – 4 đêm ), đoàn 30 khách Việt Nam : 23
2. Chương trình du lịch Hà Nội – Quảng Nam ( 5 ngày – 5 đêm ) 25
3. Chương trình Hà Nội – Huế – Quảng Nam ( 8 ngày – 7 đêm ) 27
PHẦN III: VĂN HÓA DU LỊCH 30
MỤC LỤC 33
PHẦN I: TỔNG QUAN DU LỊCH
I . TỔNG QUAN DU LỊCH TRUNG BỘ
Để hoạt động du lịch phát triển và có chất lượng tốt thì người làm du lịch phải có cái nhìn tổng quan về hoạt động du lịch của cả nước, cùng như việc nắm bắt các điều kiện phát triển du lịch của mỗi vùng. Từ những hiểu biết về tiềm năng du lịch của mỗi vùng mà chúng ta có được tour du lịch hấp dẫn và thú vị. Bởi thế, việc phân tích, đánh giá các điều kiện phát triển của du lịch của từng vùng là rất quan trọng đối với những người làm trong ngành du lịch. Sau đây là một số nét khái quát về các điều kiện phát triển của du lịch ở một số tỉnh miền Trung nước ta.
1. Điều kiện phát triển du lịch tại Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm giữa miền Trung nước ta, cách Hà Nội 660 km về phía Bắc và TP Hồ Chí Minh 1070 km về phía nam, phía bắc giáp Quảng Trị, phía nam giáp Quảng Nam Đà Nẵng, phía Tây giáp nước bạn Lào, phía Đông giáp với biển Đông với tổng chiều dài 126 km. Trên tổng thể cả về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, Thừa Thiên Huế có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng.
Đi từ phía Tây sang Đông, Thừa Thiên Huế có đủ các yếu tố tự nhiên gồm các vùng núi non, đồi gò, đồng bằng, sông ngòi, đầm phá và biển. Tất cả các yếu tố thiên nhiên này kết hợp với nhau tạo nên sự hài hòa của cảnh sắc thiên nhiên Huế với đặc điểm đa dạng và xinh đẹp.
Về biển, ở Huế có các bãi biển Thuận An, Cảnh Dương, Chân Mây. Các bãi biển ở Huế có cảnh quan đẹp, khí hậu biển trong lành là điều kiện rất tốt cho việc phát triển du lịch biển nơi đây.
Về núi, ở Huế có vườn quốc gia Bạch Mã là một khu du lịch hấp dẫn với khí hậu mát mẻ và nhiều cảnh đẹp. Ngoài ra còn có đèo Hải Vân, đồi Thiên An, đòi Vọng Cảnh, núi Ngự Bình … cũng là những nơi có phong cảnh đẹp, lại có khí hậu trong lành, mát mẻ với những đồi thông xanh bạt ngàn. Đặc biệt ở Huế có dòng sông Hương với làn nước trong xanh, hiền hòa chảy trong lòng thành phố tạo nên nét thơ mộng của Huế. Thật hiếm thấy ở nơi đâu lại có không gian rộng với đầy đủ cảnh sắc thiên nhiên hài hòa thơ mộng như ở Huế. Quả thật, thiên nhiên nơi đây là một kho tàng quý báu cho sức khỏe, cho nhu cầu thưởng ngoạn của con người, đồng thời tạo ra một tiềm năng du lịch lớn cho Huế.
Ngoài núi, sông và biển Huế còn có nhiều nhà vườn nổi tiếng như nhà vườn An Hiên, nhà vườn Kim Long… đó là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch của Huế.
Hòa cùng thiên nhiên hữu tình Huế lại có tiềm năng du lịch về văn hóa – lịch sử rất đặc sắcới như: các điệu múa cung đình là bộ môn nghệ thuật truyền thống chỉ có ở Huế , ca nhạc Huế, các món ăn Huế độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt Huế là nơi duy nhất đến nay vẫn giữ được tương đối nguyên vẹn một quần thể di tích kiến trúc của cung đình thời phong kiến nhà Nguyễn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đó là kinh thành Huế với Ngọ Môn , điện Thái Hòa, Thế Miếu, Cửu đỉnh… và hệ thống lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Bên cạnh đó Huế còn có trên 100 đình, chàu, am, miếu nổi tiếng như chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm, chùa Báo Quốc, chủa Từ Hiếu, điện Hòn Chén…là những tài nguyên du lịch nhân văn của Huế . Những tài nguyên du lịch nhân văn này là một thế mạnh cho sự phát triển du lịch của Huế .
Những nét tiêu biểu của cảnh quan tự nhiên và nhân văn của Thừa Thiên Huế kết hợp hài hòa với nhau tạo nên một nét độc đáo, thơ mộng , hấp dẫn làm cho Huế trở thành một trung tân văn hóa du lịch của cả nước. Huế được xác định là thành phố văn hóa- du lịch , một kiểu thành phố độc đáo không những ở Việt Nam mà cả ở trên thế giới. Bởi thế Huế là một trung tâm thu hút rất đông khách du lịch cả trong nước và khách du lịch nước ngoài tới tham quan, nghỉ ngơi, ngắm cảnh và nghiên cứu.
Để Huế được xác định là thành phố văn hóa-du lịch thì yếu tố dân cư và một số yếu tố kinh tế xã hội khác cũng đóng góp một phần không nhỏ. Về dân cư, người Huế rất hiền dịu, lịch thiệp,cần cù, thông minh và sáng tạo. Huế là một trung tâm giáo dục, đào tạo của cả miền Trung và cả nước, vì thế trình dộ dân trí ở đây khá cao. Từ những công nhân viên chức cho đến những người lao động chân tay, từ những người buôn bán đến những người đạp xích lô… ai cũng có hiểu biết xã hộivà có cách ứng xử hòa nhã, lịch thiệp, tận tình giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Những người dân nơi đây đã để lại ấn tượng rất tốt đối với những du khách đã tới Huế. Đây chính là một lợi thế cho sự phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế . Huế còn có một thuận lợi nữa cho phát triển du lịch là các danh lam thắng cảnh ở đây có mật độ dày và tương đối tập trung, gần kề nhautheo tuyến đường bộ và cả đường thủy, rất thuận tiện cho việc đi lại tham quan, nghỉ ngơi, giải trí.Một thuận lợi nữa về giao thông là Huế có sân bay Phú Bài, lại có đường tàu hỏa Bắc Nam chạy qua. Bởi thế đến Huế , khách có thể đi bằng máy may, xe lửa, ô tô hay tàu thủy từ Hà Nội , Hải Phòng vào hay từ thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng ra. Khách cũng có thể đi theo đường xuyên á, qua cửa khẩu Lao Bảo vào Đông Hà rồi đến Huế .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 231
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 236
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem