Mã tài liệu: 244300
Số trang: 5
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 272 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
TÓM TẮT
Lứa tuổi mẫu giáo lớn là “giai đoạn phát cảm” về trí nhớ song trí nhớ của trẻ chưa hoàn thiện,
điều đó gây nên những khó khăn cho trẻ khi tập trung kiến thức. Vì vậy việc nghiên cứu năng
lực trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ hình ảnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình học tập,
hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đề tài này nghiên cứu đặc điểm năng lực trí nhớ
hình ảnh của trẻ mẫu giáo lớn và đưa ra một số biện pháp phát triển trí nhớ hình ảnh.
SUMMARY
Preschoolling period is a developing period of memory. However, children’s memory does not
fully develop, which causes difficulties for preschoolers to concentrate knowledge. Therefore,
the study on memory ability, especially visual memory has a very important significance to the
learning process and the process of forming and developing their personality. The study
investigates the characteristics of preschoolers’ visual memory ability and provides some
suggestions to develop visual memory.
1. Mở đầu
Trí nhớ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Trí nhớ là điều kiện
không thể thiếu để tiến hành hoạt động. Không có trí nhớ con người không có nhân cách. Đặc
biệt ở tuổi mẫu giáo lớn, trí nhớ có vai trò quan trọng đối với quá trình học tập, hình thành và
phát triển nhân cách. Tuy nhiên ở lứa tuổi này trí nhớ của trẻ chưa hoàn thiện. Trong khi đó,
vấn đề nghiên cứu về trí nhớ hình ảnh của trẻ chưa được quan tâm đúng mức.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu năng lực trí nhớ hình ảnh của
trẻ mẫu giáo lớn ở trường mẫu giáo Hoà Bình - Quận Liên chiểu - TP Đà Nẵng” để nghiên
cứu.
2. Nội dung
2.1. Cở sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Trí nhớ: Là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của con người dưới hình
thức biểu tượng bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện lại sau đó ở trong óc cái mà con người
đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động, suy nghĩ trước đây (Nguyễn Quang Uẩn).
- Trí nhớ hình ảnh: Là trí nhớ đối với một ấn tượng mạnh thuộc về một cơ quan cảm
giác. Dựa vào các cơ quan cảm giác tham gia vào ghi nhớ và nhớ lại, trí nhớ hình ảnh được
chia ra thành trí nhớ nhìn, trí nhớ nghe
- Năng lực trí nhớ hình ảnh: Là hiệu suất (hiệu quả) tổng quát của trí nhớ hình ảnh
được xác định bởi một loạt các phẩm chất của nó như: Độ nhanh, độ bền, độ chính xác.
- Trẻ mẫu giáo: Là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi mầm non - tức là lứa tuổi
trước khi đến trường phổ thông
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16