Mã tài liệu: 245612
Số trang: 6
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 299 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
THỰC TRẠNG KĨ NĂNG ĐỌC TIẾNG VIỆT CỦA HỌC
SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ HỌC HÒA NHẬP TẠI
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN
CHIỂU-THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
THE REAL SITUATION VIETNAMESE READING SKILL OF CHILDREN
WITH INTELLECTUAL DISABILITIES AT PRIMARY SCHOOL IN LIEN CHIEU
DISTRICT, DA NANG CITY
SVTH: PHẠM THỊ QUỲNH NI
Lớp 04DB, Trường Đại học Sư phạm
GVHD: TS. LÊ QUANG SƠN
Phòng NCKH-ĐTSĐH và HTQT Trường Đại học Sư phạm
TÓM TẮT
Một trong những yếu tố góp phần quyết định chất lượng học tập của học sinh Tiểu học (HS
TH) là kĩ năng đọc Tiếng Việt (TV). Ngoài ra, dạy TV trong đó có dạy Tập đọc cho HS Chậm
phát triển trí tuệ (CPTTT) nói riêng và HS nói chung là điều kiện không thể thiếu để qua đó
phát triển trí tuệ cho các em. Trong đề tài này, trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn,
chúng tôi khảo sát và đánh giá thực trạng kĩ năng (KN) đọc Tiếng Việt của HS CPTTT khối 4 ở
các trường Tiểu học Quận Liên Chiểu-Đà Nẵng. Từ đó chúng tôi đề xuất các biện pháp nâng
cao hiệu quả rèn luyện KN đọc TV cho HS CPTTT học lớp 4 ở các trường TH trên địa bàn
Quận Liên Chiểu-Thành phố Đà Nẵng.
SUMMARY
One of factors which takes part in decideing study quality of primary pupils is Vietnamese
reading skill. In addition, teaching Vietnamese within teaching Vietnamese reading for pupils
within children with intellectual disabilities is an important condition to develop intelligence for
them. On the basis of theory and reality, this article aims to investigate and evaluate the real
situationVietnamese reading skill of children with intellectual disabilities at primary school in
Lien Chieu District, Da nang city. Thus, we would like to offer some solutions to practise and
enhance the reading skill for them.
1. Mở đầu:
Một trong những yếu tố góp phần quyết định chất lượng học tập của HS TH là KN đọc
TV. Đọc TV là phương tiện để HS lĩnh hội và tiếp thu được các môn học khác. Dạy TV trong
đó có dạy Tập đọc cho HS CPTTT nói riêng và HS nói chung là điều kiện không thể thiếu để
phát triển trí tuệ cho các em.
Năm học 2006-2007, Đà Nẵng có 888 HS khuyết tật tham gia hoà nhập ở 87/88 trường TH
trên địa bàn. HS CPTTT là 502 em chiếm 56,53%. Theo những nghiên cứu ban đầu cho thấy
chất lượng học tập môn Tập đọc là không cao. Cụ thể như số em chưa biết đọc lớn, số em
chưa hiểu nghĩa của văn bản được đọc khá lớn Muốn khắc phục những hạn chế này, đòi hỏi
chúng ta phải đánh giá một cách chính xác KN đọc TV của HS CPTTT khối lớp 4 học hòa
nhập để từ đó có những biện pháp khắc phục. Có quá ít công trình nghiên cứu vấn đề đọc TV
của HS khuyết tật, đặc biệt vấn đề đọc TV của HS CPTTT lớp 4 đến nay vẫn chưa có công
trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống và triệt để.
Chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng kĩ năng đọc Tiếng Việt của học sinh CPTTT học hòa
nhập ở các trường Tiểu học trên địa bàn Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” nhằm
bước đầu tìm hiểu kĩ năng đọc TV của HS CPTTT học hòa nhập ở các trường TH trên địa bàn
Quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng và đề ra các biện pháp để rèn KN này.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Các khái niệm chính của đề tài
* CPTTT: Theo DSM-IV tiêu chí chẩn đoán bao gồm:1) Chức năng trí tuệ dưới mức
trung bình, tức là chỉ số trí tuệ đạt gần 70 hoặc thấp hơn 70 trên một lần trắc nghiệm cá
nhân.2) Bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là hai trong số 10 lĩnh vực hành vi thích ứng 3)
Hiện tượng CPTTT xuất hiện trước 18 tuổi.
* Kĩ năng đọc là khả năng vận dụng những tri thức và hiểu biết đã có vào trong hoạt
động đọc TV. KN này thể hiện ở hai mặt: Kĩ thuật đọc (gồm tốc độ đọc, ngữ điệu đọc, KN đọc
đúng) và khả năng thông hiểu (gồm KN nhận dạng chi tiết trong bài đọc,KN hiểu nội dung bài
đọc, KN ứng dụng bài đọc, KN sáng tạo bài đọc).
2.1.2. Những vấn đề lí luận về dạy KN đọc cho HS CPTTT
a) Những vấn đề lí luận về dạy học hoà nhập trẻ CPTTT:
- Điều chỉnh chương trình dạy học phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ CPTTT
Phương pháp điều chỉnh: đồng loạt, đa trình độ, trùng lặp giáo án, thay thế.
Hình thức điều chỉnh: Thay đổi hình thức hoạt động của HS, hình thức giảng dạy của GV,
phong cách giảng dạy của GV, nội dung và yêu cầu, hình thức đánh giá, các yếu tố của môi
trường học, cách giao nhiệm vụ và bài tập, cách trợ giúp .
Nội dung điều chỉnh: thời gian, môi trường trong lớp học, những vấn đề cần điều chỉnh
trong các môn học, các biện pháp tự quản, kiểm tra bằng nhiều hình thức, tài liệu và học liệu,
giao bài tập, những biện pháp kích thích, động viên HS học tập.
- Học hợp tác nhóm trong dạy học hòa nhập: GV tổ chức cho HS đối diện nhau trong
nhóm học tập, cùng trao đổi, chia sẻ, tìm tòi những kinh nghiệm, những kiến thức hay giải
quyết nhiệm vụ học tập được giao. Trong khi đó, GV bao quát, theo dõi hoạt động của HS và
sẵn sàng làm cố vấn, trọng tài hay hỗ trợ các nhóm khi cần thiết
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 19