Mã tài liệu: 285201
Số trang: 106
Định dạng: zip
Dung lượng file: 669 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
1.1. Sự cần thiết của đề tài:
Ngân hàng thương mại(NHTM) là một trong những trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Thông qua hoạt động của mình, NHTM đã góp phần huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển, là công cụ để điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu của nền kinh tế một cách hữu hiệu. Bên cạnh đó, hệ thống NHTM đã trở thành cầu nối trung gian của ngân hàng Trung ương trong việc thực hiện các chính sách kinh tế quốc gia để góp phần phát triển kinh tế xã hội. Với thị phần chiếm hơn 70% cả về huy động vốn và cho vay các ngân hàng thương mại đang giữ vị trí thống lĩnh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng của nước ta.
Trong những năm qua, hệ thống NHTM đã có những bước phát triển mạnh mẽ.Với chức năng và vai trò là kênh huy động vốn và cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, các NHTM đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và đối tượng khách hàng thông qua các quan hệ tín dụng tiền tệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng khác cụ thể như thiết lập các ngân hàng chi nhánh, đại lí từ trung ương đến địa phương … phát triển các dịch vụ như bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh kiều hối, chứng khoán…Tuy nhiên hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động bao trùm, là dịch vụ sinh lời chủ yếu đồng thời là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất.
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng rất nhạy cảm liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như kinh tế chính trị , xã hội... đồng thời lại chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác nên chứa đựng nhiều rủi ro. Chính vì vậy môi quan tâm hàng đầu của các ngân hàng chính là chất lượng hoạt động của mình. Chất lượng hoạt động là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, lành mạnh của ngân hàng.
Việc gia nhập WTO đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho thị trường tài chính Việt Nam. Trong một hai năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng Việt Nam rất phát triển. Tính hấp dẫn của kinh doanh tiền tệ ngân hàng được đánh giá là cao hơn các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều thách thức và rủi ro đối với ngành ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng. Cụ thể là sự tăng trưởng quá nóng của tín dụng, lạm phát gia tăng, nội lực của ngân hàng còn yếu, cơ cấu hệ thống tài chính còn mất cân đối, năng lực cạnh tranh còn kém, trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế, trình độ công nghệ còn chậm so với khu vực. Trong thời gian tới khi Việt Nam hội nhập sâu rộng thì sẽ phải đối mặt với các đối thủ nặng kí có tiềm lực tài chính mạnh, với các dịch vụ đa dạng, hiện đại và thông dụng. Cho nên cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường tự do hóa tài chính để từng bước hội nhập với khu vực và thế giới; hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán là xu thế tất yếu đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng của nước ta.
Ngân hàng NN và PTNT Việt Nam là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn và phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Là doanh nghiệp nhà nước đặc biệt ngoài chức năng của 1 ngân hàng thương mại, ngân hàng NN và PTNT được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.
Ngân hàng NN và PTNT huyện Thanh Trì là 1 chi nhánh của ngân hàng NN và PTNT Việt Nam. Với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện các hoạt động, không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, ngân hàng cũng không nằm ngoài những khó khăn như hệ thống ngân hàng nước ta đang gặp phải.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng tại các ngân hàng vì vậy tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng và 1 số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng NN và PTNT huyện Thanh Trì”. Qua đó nâng cao hiểu biết về hoạt động tín dụng và đưa ra được 1 số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng NN và PTNT huyện Thanh Trì.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa một số cơ sở lí luận về tín dụng và chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
+ Tìm hiểu tổng quan tình hình tín dụng của ngân hàng Việt Nam nói chung và thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng NN và PTNT huyện Thanh Trì nói riêng.
+ Qua dó đưa ra được những đánh giá và 1 số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
+ Thực trạng và 1 số chính sách về tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại.
+ Ngân hàng NN và PTNT huyện Thanh Trì.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Thực trạng và 1 số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng NN và PTNT tại huyện Thanh Trì.
+ Thời gian:
Tài liệu được thu thập từ năm 2005 đến năm 2008.
Thời gian thực hiện đề tài:
+Không gian: huyện Thanh Trì
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 244
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 262
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 240
⬇ Lượt tải: 16