Mã tài liệu: 210961
Số trang: 0
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 873 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời nói đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với các hoạt động
kinh tế xã hội, thị trường ngày càng mở rộng và phát triển trong mối quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại và các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Đặc biệt là khi hiện nay Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và bắt đầu mở cửa thị trường tài chính vào ngày 01/04/2007 theo đúng lộ trình cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Tuy nhiên, mức độ rủi ro tiềm ẩn cũng gắn liền với các cơ hội do nền kinh tế hội nhập mang lại.
Vì vậy, VPBank cũng như các ngân hàng thương mại khác không ngừng đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương thức thanh toán quốc tế: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, tín dụng chứng từ không phải là một nghiệp vụ đơn giản, rủi ro tín dụng chứng từ, nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển cũng như uy tín của ngân hàng đó. Thực tế đã cho thấy khi xảy ra rủi ro tín dụng chứng từ không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng mà cả các tổ chức xuất nhập khẩu tham gia phương thức tín dụng chứng từ.
Vì lý do đó với VPBank, một ngân hàng cổ phần có hệ thống chi nhánh trải dài từ Bắc vô Nam, trải qua 15 năm hoạt động và phát triển bên cạnh những thành tựu đạt được cũng gặp không ít rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ. Những rủi ro này gây thiệt hại cho VPBank không chỉ về mặt tài chính mà còn uy tín trên thị
trường quốc tế. Chính vì vậy, việc phòng ngừa hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ là việc làm cần thiết mà VPBank và các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần quan tâm.
Do vậy, trên cơ sở các tài liệu lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc tại VPBank, tác giả quyết định nghiên cứu đề tài: “Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa”. Với mong muốn những giải pháp này không chỉ có thể áp dụng tại VPBank mà còn có thể áp dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
2. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
2.1 Đối tượng:
Các rủi ro phát sinh trong phương thức tín dụng chứng từ và các biện pháp phòng ngừa cho VPBank.
2.2 Mục tiêu:
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
- Phân tích các quy định trong các văn bản pháp lý liên quan đến tín dụng chứng từ, nhất là UCP600, ISBP681.
- Thực trạng hoạt động tín dụng chứng từ tại VPBank từ 2005 – 2007 - Phân tích các rủi ro phát sinh khi VPBank là ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu bằng các ví dụ thực tế xảy ra ở VPBank
- Đưa ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro cho VPBank khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ.
2.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại VPBank. Tác giả đứng trên góc độ của ngân hàng nghiên cứu về rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank
- Thời gian: Giai đoạn 2005 – 2007.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để làm nổi bật các vấn đề liên quan đến rủi ro, rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp có tính khả thi, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Mô tả, phân tích, tổng hợp các tư liệu thực tế về rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank.
- Để nghiên cứu các rủi ro thường gặp nhằm mục đích đề ra các giải pháp ngăn
ngừa rủi ro cho VPBank khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, tác giả đã lập bảng câu hỏi khảo sát tập trung vào vấn đề các rủi ro thường gặp cũng như các kiến nghị trong việc hạn chế rủi ro. Kế đó, gửi bảng câu hỏi cho 100 người đang làm việc trong hệ thống VPBank để thu thập ý kiến người trả lời. Sau đó, tập hợp và xử lý dữ liệu trên SPSS từ 100 mẫu trả lời để ra kết quả. (phụ lục 1).
- Case study bằng việc chọn lọc minh họa các tình huống rủi ro phát sinh thực tế tại VPBank.
4. Điểm mới của luận văn:
Phương thức tín dụng chứng từ không phải là vấn đề mới và đã có các đề tài nghiên cứu gần đây như:
- “Rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại” của tác giả Biện Phi Hùng
- “Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân.
Tuy nhiên tác giả nhận thấy hai đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu phạm vi của ngân hàng thương mại quốc doanh và trong thời gian UCP600 mới bắt đầu có hiệu lực và các rủi ro được nghiên cứu trong giai đoạn này chủ yếu được điều chỉnh bởi UCP500 & ISBP645. Bên cạnh đó, sau khi UCP600 ra đời cần có văn bản bổ sung giải thích cụ thể thay thế cho ISBP645.
Do đó, trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những kết quả nghiên cứu của hai công trình trên, điểm mới của luận văn này là nghiên cứu rủi ro tín dụng chứng từ tại một ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô trung bình, VPBank. Hơn nữa, bởi vì từ trước đến nay chưa có chương trình nào của ngân hàng nghiên cứu về phòng chống rủi ro tín dụng chứng từ tại VPBank. Kế đó, việc nghiên cứu các tình huống rủi ro phát
sinh trong giai đoạn UCP600 đã có hiệu lực hơn một năm và văn bản bổ sung giải thích UCP600 đã ra đời. Đó là Tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng dùng cho việc kiểm tra chứng từ trong Tín dụng chứng từ của phòng Thương Mại Quốc Tế, số xuất bản 681 năm 2007- International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credit (ISBP681). Đây là tài
liệu bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP600.
5. Nội dung nghiên cứu:
Luận văn gồm có 3 chương và có kết cấu như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ
Chương này nêu những lý luận cơ bản về rủi ro, quản trị rủi ro, phương thức tín dụng chứng từ và những rủi ro đối với phương thức này cũng như các văn bản pháp lý điều chỉnh. Đây là cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc phân tích rủi ro trong tín dụng chứng từ ở chương tiếp theo.
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro đối với phương thức tín dụng chứng từ tại VPBank
- Giới thiệu khái quát về VPBank cũng như thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2005 - 2007.
- Phân tích những ví dụ rủi ro thực tế đã xảy ra ở VPBank để từ đó biết được những nguyên nhân dẫn đến rủi ro, rút ra những bài học kinh nghiệm làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị ở chương 3.
- Đánh giá công tác phòng chống rủi tín dụng chứng từ tại VPBank.
Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại VPBank
- Mục đích và căn cứ xây dựng các giải pháp.
- Đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ ở VPBank.
- Kiến nghị đối với chính phủ, ngân hàng nhà nước
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 56
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16