Mã tài liệu: 245976
Số trang: 178
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 647 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỤC LỤC
Mở đầu 01
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC . . 06
1.1 Khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 06
1.1.1 Nguồn nhân lực 06
1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực 09
1.2 Những nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực 12
1.2.1 Phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng . 12
1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng 13
1.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 14
1.3 Sự cần thiết khách quan phải phát triển nguồn nhân lực 15
1.3.1 Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế . 15
1.3.2 Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH 17
1.3.3 Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố nâng cao năng suất lao động và
tăng thu nhập cho người lao động 18
1.3.4 Phát triển nguồn nhân lực là nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu
hóa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới 19
1.4 Những bài học kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia
trong khu vực và thế giới . 22
Bài học thứ nhất, coi giáo dục - đào tạo đóng vai trò quyết định trong quá trình
phát triển nguồn nhân lực 24
Bài học thứ hai, phát triển nguồn nhân lực dựa trên nền tảng các giá trị văn
hóa truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại 28
Bài học thứ ba, phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục - đào tạo phải
gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội . 29
Bài học thứ tư, chính phủ giữ vai trò chủ động thực hiện quá trình phát triển
nguồn nhân lực gắn với xã hội hóa giáo dục . 30
Bài học thứ năm, có chiến lược phát triển nguồn nhân lực và hệ thống chính
sách quản lý, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực hợp lý 31
Bài học thứ sáu, coi trọng hợp tác quốc tế và đẩy nhanh hội nhập 34
Kết luận chương I . 35
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 37
2.1 Tổng quan về ĐBSCL . 37
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên . 37
2.1.2 Về kinh tế . 38
2.1.3 Về văn hóa, xã hội . 40
2.1.4 Về con người . 42
2.2 Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL 44
2.2.1 Quy mô và sự phân bố nguồn nhân lực 44
2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực 48
Về trí lực . 48
Về thể lực, tuổi đời và tuổi nghề 57
Về nhân cách, lối sống và thẩm mỹ . 59
2.2.3 Sử dụng nguồn nhân lực . 60
2.2.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực 64
2.3 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại trong quá trình phát triển nguồn
nhân lực ĐBSCL 67
2.3.1 Hệ thống giáo dục - đào tạo còn nhiều bất cập . 67
2.3.2 Đời sống kinh tế của người lao động còn nhiều khó khăn, các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe, văn hóa, tinh thần cải thiện chậm . 80
2.3.3 Tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL diễn ra chậm,
đã và đang cản trở quá trình phát triển và sử dụng nguồn nhân lực 89
2.3.4 Chế độ đãi ngộ, chính sách khuyến khích và thu hút nguồn nhân lực, đặc
biệt là nhân tài chưa hợp lý 96
Kết luận chương II 98
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020 . 101
3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL 101
3.1.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực 101
3.1.2 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực . 102
3.2 Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng ĐBSCL 104
3.2.1 Nhóm giải pháp 1: Phát triển giáo dục - đào tạo 104
3.2.2 Nhóm giải pháp 2: Đẩy nhanh đào tạo nghề 113
3.2.3 Nhóm giải pháp 3: Gia tăng tốc độ giải quyết việc làm . 120
3.2.4 Nhóm giải pháp 4: Kiểm soát tỉ lệ tăng dân số và cải thiện điều kiện
sống của người lao động . 133
3.2.5 Nhóm giải pháp 5: Phát triển, thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân
tài 138
Kết luận chương III 143
Kiến nghị 144
Kết luận 147
Danh mục các công trình của tác giả
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1. Về phương diện thực tiễn
Ngày nay lợi thế so sánh của sự phát triển nhanh đang chuyển dần từ yếu tố giàu
tài nguyên, tiền vốn, giá nhân công rẻ sang lợi thế về trình độ trí tuệ cao của con
người. Nguồn nhân lực trở thành nguồn tài sản quý giá, là nhân tố quyết định sự tăng
trưởng và phát triển của mọi quốc gia, vùng lãnh thổ. Điều này được minh chứng qua
mô hình tăng trưởng kinh tế của Nhật, Singapore, một số nước khác . cũng như từ thực
tế của Việt Nam qua những năm đổi mới.
Đối với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng kinh tế lớn của cả nước có
nhiều tiềm năng và thế mạnh về phát triển nông nghiệp, thủy sản, du lịch và thương
mại quốc tế (tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 4 triệu ha, bờ biển dài trên 700 Km,
hàng năm ĐBSCL cung cấp cho cả nước trên 50% sản lượng gạo và 60% sản lượng
thủy sản để xuất khẩu). Tuy nhiên, ngoài số lượng, thì chất lượng nguồn nhân lực
ĐBSCL đang ở trình độ thấp (trên cả 3 phương diện: trí lực, thể lực, nhân cách thẩm
mỹ), chế độ quản lý, sử dụng và đãi ngộ còn tồn tại nhiều bất cập.
Tình hình đó, chắc chắn sẽ gây khó khăn lớn cho việc thực hiện các mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn của vùng. Đây
chính là lý do đã thôi thúc tôi chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực vùng Đồng bằng
sông Cửu Long đến năm 2020” để nghiên cứu. Hy vọng sự thành công của luận án sẽ
góp phần đắc lực cho việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở
đó thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL.
2. Về phương diện lý thuyết
Ở Việt Nam, trong giai đoạn CNH, HĐH, vai trò của nguồn nhân lực được Đảng
cộng sản Việt Nam xác định “ con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự
phát triển của đất nước ”, “ Phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản cho sự phát
triển nhanh và bền vững ” . Do vậy, phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề được
xã hội đặc biệt quan tâm, vấn đề có tính thời sự trong giới nghiên cứu và các nhà hoạch
định chiến lược, chính sách. Tuy nhiên có thể nói rằng, cho đến nay hầu hết các nghiên
cứu chỉ mới tập trung xem xét một cách tổng quát, hoặc bàn đến các khía cạnh riêng lẻ
của nguồn nhân lực trên phạm vi cả nước; các lý thuyết quản trị hầu như chỉ đề cập
đến phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi doanh nghiệp là chủ yếu; còn việc nghiên cứu
tổng thể và mang tính toàn diện về phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi vùng lãnh thổ
vẫn còn là khoảng trống. Bởi vậy, đề tài nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực vùng
Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” là thực sự có tính cấp thiết, nhằm bổ sung
và hoàn thiện kịp thời những lý thuyết về phương pháp luận phát triển nguồn nhân lực
cho một vùng lãnh thổ.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đây là đề tài nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực của một vùng lãnh thổ trong
một quốc gia. Vì vậy, chúng tôi xác định:
1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Nguồn nhân lực thực tế đang tham gia hoạt động kinh tế (kể cả trong và trên
độ tuổi lao động).
- Nguồn nhân lực dự trữ (lực lượng lao động bổ sung hàng năm và đang được
đào tạo).
- Nguồn nhân lực chưa có việc làm.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phát triển nguồn nhân lực của ĐBSCL. Nội
dung nghiên cứu được tập trung vào các vấn đề: giáo dục - đào tạo, dân số, chăm sóc
sức khỏe, cải thiện điều kiện sống, giải quyết việc làm, thu hút, quản lý, sử dụng và
đãi ngộ nguồn nhân lực. Trong đó, giáo dục - đào tạo được xác định là yếu tố tham gia
trực tiếp và đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Do vậy,
luận án cũng đặt trọng tâm nghiên cứu vào khía cạnh giáo dục - đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL.
III. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Có thể nói các đề tài nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực hoặc có liên quan
đến phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học và giới quản
lý thực hiện. Đó là các nghiên cứu về:
- “Dự báo dân số, nguồn lao động và chính sách việc làm” của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội thực hiện năm 2002.
- “Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, do tập thể các tác giả (Trương Thị Minh Sâm,
Nguyễn Thế Nghĩa, Phương Ngọc Thạch, Đặng Văn Phan, Trần Trọng Khuê, Hồ Anh
Dũng, Trương Văn Phúc) thực hiện năm 2002.
- “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
ở góc độ triết học, của tác giả Nguyễn Thanh - Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM thực
hiện năm 2002.
- “Quy hoạch giáo dục - đào tạo trên địa bàn Tp. HCM” của Sở Giáo dục - Đào
tạo Tp. HCM thực hiện năm 1999.
- “Một số vấn đề biến đổi, phát triển dân số và nguồn lao động trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh” - Viện Kinh tế Tp. HCM thực hiện năm 1999.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh khác nhau
về phát triển nguồn nhân lực, các giải pháp và kiến nghị còn chung chung, thiếu tính
toàn diện và cụ thể.
- “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL đến năm 2010” - Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn
Đình Luận, Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp, thực hiện năm 2001. Tuy nhiên, vì
tiếp cận ở góc độ chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH,
nên luận án không đi sâu vào các giải pháp phát triển nguồn nhân lực.
- “Giải pháp phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL - Đào tạo
nhân lực, một yêu cầu bức thiết” của TS. Trần Thượng Tuấn, đăng trên Báo Sài gòn
Giải phóng (tháng 9/2001). Bài viết này đã phản ánh sơ lược thực trạng đào tạo nhân
lực ở ĐBSCL và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực của vùng. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp một số thông tin
trong khuôn khổ một bài báo, vì thế người đọc cũng chưa tìm thấy những căn cứ khoa
học cho các giải pháp.
Tóm lại, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách khoa
học, hệ thống và đề xuất các giải pháp có tính chiến lược nhằm phát triển nguồn nhân
lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
IV. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Nghiên cứu, bổ sung và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về nguồn nhân lực
và phát triển nguồn nhân lực của một vùng lãnh thổ.
2. Đặt cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc hoạch định chiến lược và chính sách
phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL đến năm 2020.
3. Cung cấp nguồn tư liệu để các bạn đọc tham khảo và gợi mở hướng nghiên
cứu mới cho các nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, đề tài vận dụng các phương pháp: duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, suy luận logic, điều tra xã hội học, phương pháp chuyên
gia, nghiên cứu kinh nghiệm thế giới, khảo sát thực tế, phân tích tổng hợp theo cách
tiếp cận hệ thống, thống kê mô tả, điều tra tổng hợp, để làm sáng tỏ các nội dung
nghiên cứu.
Nguồn tài liệu:
- Tài liệu sơ cấp: tự thu thập, khảo sát, điều tra. Mẫu điều tra được chọn theo
phương pháp chọn mẫu thuận tiện, kích thước mẫu dự tính là 350. Để đạt được mẫu là
350, 700 bảng câu hỏi được phát ra. Sau khi thu thập, kiểm tra, 358 bảng câu hỏi hoàn
tất được sử dụng.
- Tài liệu thứ cấp: Niên giám thống kê, các bài báo, chuyên đề, sách chuyên
khảo và các cuộc điều tra đã xuất bản.
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án là một công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả. Thành công của
luận án trước hết và quan trọng là những đóng góp mới cho lĩnh vực phát triển nguồn
nhân lực:
Một là, làm giàu thêm lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.
Đó là: rút ra những luận điểm cơ bản về khái niệm và nội dung của nguồn nhân lực và
phát triển nguồn nhân lực.
Hai là, góp phần xây dựng phương pháp luận trong nghiên cứu các giải pháp
phát triển nguồn nhân lực của một vùng lãnh thổ. Đó là sự kết hợp lôgic biện chứng và
hệ thống giữa lý luận, kinh nghiệm, thực trạng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực; là
việc xem xét phát triển nguồn nhân lực của một vùng lãnh thổ đặt trong mối liên hệ
với sự phát triển chung của một quốc gia, sự quản lý tập trung thống nhất của một nhà
nước.
Ba là, đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp chủ yếu nhưng mang tính toàn diện
có thể vận dụng hoặc làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực của
ĐBSCL
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 239
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 899
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 227
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 199
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 178
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 16