Mã tài liệu: 291824
Số trang: 210
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 4,290 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Mục lục
Trang
Lời cam đoan 2
Danh mục những từ viết tắt trong luận án 3
Mục lục 4
Phần mở đầu 5
Chương 1: Những vấn đề cơ bản 9
về phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp
1.1 Khái niệm, vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp. 9
1.2. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp tư nhân 20 trong công nghiệp.
1.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong công 24
nghiệp.
1.4. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp. 29
Chương 2: Thực trạng phát triển 39
loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam
2.1 Khái quát về công nghiệp Việt Nam. 39
2.2. Thực trạng phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam.
2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển loại hình doanh nghiệp tư
nhân trong công nghiệp những năm qua.
Chương 3: Giải pháp phát triển
loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp.
3.2. Giải pháp phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam.
Kết luận 151
Danh mục các công trình của tác giả đ? công bố liên quan đến luận án 153
Danh mục tài liệu tham khảo 154
Phụ lục 161
phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án.
Để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra, đòi hỏi chúng ta phải cóđược những cơ chế, chính sách và giải pháp thích hợp nhằm huy động mọi nguồn lực của đất nước tập trung cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng.
Những năm gần đây, đường lối đổi mới của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước để khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực của đất nước,động viên, khuyến khích người dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Trong lĩnh vực công nghiệp, chúng ta cũngđể đạt được những thành tựu nhất định và nền công nghiệp nước ta ngày một phát triển. Tuy nhiên, việc huy động và khai thác nguồn lực trong dân vẫn còn nhiều hạn chế. Tiềm năng trong dân vẫn còn nhiều nhưng chưa thật sự mạnh dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp để huy động, khai thác tối đa và có hiệu quả nguồn lực trong dân cho phát triển công nghiệp là việc làm cần thiết và cấp bách, làm sao để người dân mạnh dạn hơn nữa trong việc bỏ vốn, công sức và trí tuệ đầu tư vào sản xuất công nghiệp, qua đó góp phần đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp. Xuất phát từ lý do đó, tác giả luận án để chọn đề tài “Phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam” để tập trung nghiên cứu.
2. Khái quát lịch sử nghiên cứu.
Trong thời gian qua để có nhiều công trình nghiên cứu về doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu về việc phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trongcông nghiệp được công bố. ở một giác độ nhất định, liên quan đến vấn đề này có luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Phạm Văn Hồng (2007), với đề tài “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”. Luận án này nghiên cứu một cách chung nhất về doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề và đưa ra những giải pháp chung nhất cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lê Xuân Trường (2006), với đề tài “Chính sách thuế với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, cũng chỉ đề cập riêng đến tác động, ảnh hưởng của chính sách thuế đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp và đề ra những giải pháp trong phạm vi về chính sách thuế. Liên quan đến chính sách thuế đối với doanh nghiệp công nghiệp, trước đó có Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Tạ Văn Lợi (2003), với đề tài “Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam”, Luận án cũngđể tập trung vào nghiên cứu về doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh, bao trùm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tập thể và cũng chỉ dưới giác độ ảnh hưởng, tác động của chính sách thuế và đề ra các giải pháp để Nhà nước sử dụng công cụ thuế trong quản lý doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh. Luận án Tiến sĩ Luật học của nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Hoá(2002), với đề tài “Đổi mới và hoàn thiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay”, hướng vào nghiên cứu và đề ra giải pháp hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân nói chung. Đề tài nghiên cứu ở cấp Nhà nước trước đó có đề tài “Chính sách công nghiệp Việt Nam” do nhóm tác giả PGS.TS Mai Ngọc Cường, PGS.TS Phan Đăng Tuất, PGS.TS Nguyễn Duy Bột và Th.S Phạm Thái Hưng thực hiện năm 2000. Đề tài nghiên cứu tổng quan chính sách côngnghiệp trên phương diện lý thuyết và thực tiễn, làm nền tảng cho việc nghiên cứu chính sách ở các ngành công nghiệp cụ thể, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để xây dựng và hoàn thiện chính sách công nghiệp của Việt Nam những năm tiếp theo. Do vậy, những vấn đề đặc thù của doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp cả về lý luận và thực tiễn hiện nay chưa được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu trước đó mà nghiên cứu sinh được biết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam trên nhiều giác độ khác nhau như quy mô, phân bố, vốn, laođộng, loại hình, kết quả và hiệu quả kinh doanh.
3.2. Phạm vi nghiêm cứu:
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu trong ngành công nghiệp ở ViệtNam và tập trung vào giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007.
4. Mục đích nghiên cứu của luận án.
Luận án tập trung nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hỗ trợ tổng thể trên phương diện vĩ mô nhằm phát triển doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam nói riêng, cũng như hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân Việt Nam nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận án.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, thống kê và phương pháp thực chứng thông qua các công cụ tổng hợp, so sánh từ các dểy số liệu thống kê, điều tra của Tổng cục thống kê, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Trong nghiên cứu, tác giả còn tiến hành tham vấn ý kiến của các nhà doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp và công nghiệp.
6. Đóng góp khoa học của Luận án.
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển loại hình doanh nghiệp tưnhân trong công nghiệp Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng các hoạt động của Nhà nước, hệ thống chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp phát triển và hiệu quả của nó đối với sự phát triển doanh nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển toàn diện mạnh mẽ và có hiệu quả hơn nữa loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam.
7. Nội dung và kết cấu của luận án.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp.
Chương 2: Thực trạng phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhântrong công nghiệp Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 210
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16