Mã tài liệu: 243168
Số trang: 28
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,584 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
TS. Đào Thế Anh, Đinh Đức Tuấn
Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
Bộ môn Hệ thống Nông nghiệp
Mục lục
I. Summary 2
1. Mục tiêu nghiên cứu 2
2. Nội dung nghiên cứu 2
3. Phương pháp triển khai nghiên cứu 3
II. Thông tin chung 3
1. Nguồn gốc của cây nhãn 3
2. Diện tích, năng suất và sản lượng nhãn của tỉnh 4
3. Các giống nhãn ở Hưng yên 5
III. Thông tin về thị trường và sự phát triển của sản phẩm 6
1. Xu hướng về thị trường của sản phẩm 6
2. Sự phát triển của nhãn trong các thời kỳ khác nhau 6
IV. Mô tả ngàng hàng nhãn tại Hưng yên 8
1. Kênh tiêu thụ 8
2. Thị trường tiêu thụ 9
V. Các tác nhân tham gia ngàng hàng nhãn và mối quan hệ giữa họ. 9
1. Người sản xuất (người sản xuất cây giống và người trồng nhãn) 9
2. Người thu gom/chủ buôn. 10
3. Người bán lẻ 12
4. Người chế biến 13
5. Một số đặc điểm thị trường tiêu thụ nhãn tại Hà nội 14
6. Người tiêu dùng 18
7. Các hoạt động phát triển nhãn trong tỉnh 18
VI. Quá trình hình thành giá trong kênh tiêu thụ nhãn 20
1. Quá trình hình thành giá trong kênh hàng tiêu thụ nhãn tươi 20
2. Quá trình hình thành giá trong kênh tiêu thụ nhãn chế biến 21
VII. Thuận lợi và khó khăn 21
1. Trong hoạt động sản xuất 21
2. Trong tiêu thụ sản phẩm 22
VIII. Kết luận và đề nghị 22
1. Kết luận 22
2. Đề xuất chính sách 23
IX. Phụ lục 25
X. Danh sách phỏng vấn 31
XI. Tài liệu tham khảo 32
I. Summary
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta phát triển ổn định một phần cũng bởi sự phát triển ổn định của ngành nông nghiệp vốn còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP của cả nước. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm tận dụng ưu thế và tiềm năng đất đai của từng vùng đã làm cho bức tranh nền nông nghiệp có thêm những nét mới với việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh tập trung tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá lớn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Sự phát triển của nhu cầu tiêu dùng đồng tinghĩa với những đòi hỏi cao về chất lượng và sự đa dạng của chủng loại sản phẩm, và do vậy phát triển những sản phẩm đặc sản có chất lượng cao đang là một trong những hướng phát triển bền vững cho nền nông nghiệp Việt nam. Một nghịch lý đang tồn tại hiện nay đó là nhu cầu của thị trường về những sản phẩm đặc sản như: vải Thanh hà, nhãn lồng Hững Yên, bưởi Phúc Trạch . ngày càng tăng, thì người tiêu dùng rất khó có thể tìm mua được những sản phẩm đích thực, có chất lượng cao. Trong khi đó, người nông dân đang đứng trước những khó khăn về sản xuất, đặc biệt là về vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
Những năm qua, tại thị xã Hưng yên và các vùng lân cận, diện tích nhãn (đặc biệt là nhãn Lồng) được mở rộng thay thế những vùng nông nghiệp trồng lúa bấp bênh năng suất thấp. Sản lượng nhãn quả tươi và chế phẩm hàng năm sản xuất ra không những đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh mà còn cho các tỉnh lân cận hay tham gia xuất khẩu. Tuy vậy, quá trình phát triển của các kênh hàng tiêu thụ sản phẩm nhãn đã dẫn đến những bất lợi cho người sản xuất lẫn người tiêu dùng, đó là sự pha trộn về sản phẩm, các sản phẩm từ nhiều vùng khác nhau như: Nam Hà, Sơn La cũng đều sử dụng tên nhãn Hưng yên để tiêu thụ sản phẩm. Các kênh hàng tiêu thụ thì không được tổ chức tốt, nhất là có những kênh hàng tiêu thụ sản phẩm thực sự mang lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Điều đó đã làm cho thị trường nhãn Hưng yên có nhiều bất ổn, không thực sự mang lại hiệu quả cho người sản xuất.
Thực tế đó đòi hỏi cần phải có những tác động hỗ trợ tích cực cả về kỹ thuật lẫn tổ chức thị trường, vừa đảm bảo phát triển sản xuất vừa mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng. Nhưng hiện nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về hiện trạng phát triển về sản xuất và thị trường nhãn Hưng yên, làm cơ sở cho những hướng tác động cụ thể.
Với bối cảnh đó, nghiên cứu sự phát triển của các kênh hàng tiêu thụ sản phẩm nhãn Hưng yên là một trong những nghiên cứu nhằm mô tả bức tranh của quá trình thương mại hoá sản phẩm, những khó khăn hiện nay và đề xuất những biện pháp tác động cụ thể để hỗ trợ cho sự phát triển sản xuất, thương mại cho cây nhãn ở Hưng yên.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả hiện trạng sản xuất và tiêu thụ nhãn tại Hưng Yên. Xác định hệ thống thương mại sản phẩm nhãn hiện nay: xác định các kênh tiêu thụ thông qua việc xác định hoạt động của các tác nhân ngành hàng như nông hộ, thu gom, thương lái, chế biến, bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng. Đánh giá mức độ tiêu thụ/kênh, đặc điểm về chủng loại, chất lượng sản phẩm, đối tượng và thị trường tiêu thụ. Từ đó, thấy được những khó khăn của các tác nhân và đề xuất những ý kiến cho quá trình thương mại hoá ngành hàng nhãn.
2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá và phân tích tình trạng sản xuất và tiêu thụ nhãn, vấn đề tổ chức và liên kết của các tác nhân ngành hàng trong quá trình tiêu thụ nhằm tìm kiếm các giải pháp giúp cho quá trình tiêu thụ sản phẩm được thông suốt.
3. Phương pháp triển khai nghiên cứu
ã Bước 1: Đánh giá lịch sử phát triển của cây Nhãn và hiện trạng về sản xuất thông qua thu thập số liệu thống kê và tài liệu sẵn có.
ã Bước 2: Chẩn đoán hệ thống sản xuất nhằm phân vùng sản xuất nhãn theo diện tích, giống và kỹ thuật sản xuất của nông dân thông qua trao đổi và thu thập thông tin từ các chuyên gia có kinh nghiệm.
ã Bước 3: Khảo sát thị trường nhãn nhằm đánh giá được thực trạng phân bố về mặt thương mại sản phẩm, các kênh hàng tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại, chất lượng đến các thị trường tiêu thụ khác nhau thông qua việc điều tra các tác nhân thương mại, chế biến theo kênh hàng cụ thể.
ã Bước 4: Tổng hợp, phân tích thông tin và viết báo cáo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 842
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 238
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem