Mã tài liệu: 243167
Số trang: 30
Định dạng: doc
Dung lượng file: 832 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Mục Lục
Mục Lục 2
I. Tóm tắt khái quát 3
II. Tình hình chung 4
II.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Hải dương 4
II.1.1. Vị trí địa lý 4
II.1.2. Điều kiện tự nhiên 4
II.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội 5
II.2. Tình hình sản xuất vải thiều tỉnh Hải dương 5
II.2.1. Huyện Thanh hà - Trung tâm sản xuất vải của tỉnh Hải dương 5
II.2.2. Phân vùng sản xuất vải thiều huyện Thanh Hà 7
III. Đặc điểm thị trường và tính cạnh tranh của sản phẩm 10
III.1. Đặc điểm các trung tâm thương mại tập trung vải 10
III.2. Tính cạnh tranh của sản phẩm 10
III.2.1. Diện tích và sản lượng vải tăng nhưng giá ngày càng giảm 10
III.2.2. Đặc tính của sản phẩm và các biện pháp khắc phục 12
III.2.3. Đặc trưng nổi trội của vải thiều Thanh Hà 12
III.2.4. Các biện pháp hỗ trợ phát triển của địa phương 13
IV. Mô tả các kênh hàng vải Thanh hà 13
IV.1. Kênh hàng vải tươi 13
IV.2. Kênh hàng vải khô 16
V. Đặc điểm và các mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia 17
V.1. Người tiêu dùng 17
V.2. Đối với hộ sản xuất 18
V.2.1. Đặc điểm chung 18
V.2.2. Quy mô sản xuất và hiệu quả kinh tế 19
V.2.3. Những hạn chế trong quá trình canh tác và thu hoạch sản phẩm 20
V.2.4. Hình thức bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm 21
V.2.5. Một số khó khăn thường gặp của các hộ sản xuất 22
V.3. Tác nhân thu gom và buôn bán 23
V.3.1. Tác nhân thu gom và buôn bán vải tươi 23
V.3.2. Đối với kênh hàng thương mại vải sấy khô 25
V.4. Người bán lẻ và các siêu thị 26
V.4.1. Người bán lẻ 26
V.4.2. Các siêu thị tham gia tiêu thụ vải tại Hà Nội 27
V.5. Tình hình chế biến 28
V.5.1. Hình thức sấy khô 28
V.5.2. Các hình thức chế biến khác 29
V.6. Vai trò của các tổ chức trong phát triển sản phẩm 29
V.6.1. Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều chất lượng cao huyện Thanh Hà 29
V.6.2. Vai trò của các tổ chức ở địa phương 30
VI. Qúa trình hình thành giá và phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân 31
VII. Thảo luận 33
VII.1. Vấn đề về kỹ thuật và phát triển sản phẩm 33
VII.2. Tiếp cận thị trường 33
VII.3. Các vấn đề về chính sách và tổ chức, quản lý sản phẩm 33
VII.4. Dịch vụ cung ứng đầu vào 34
VII.5. Vấn đề về tài chính và xây dựng hạ tầng cơ sở 34
VIII. Kết luận và Kiến nghị 35
I. tóm tắt khái quát
Hiện nay cây vải được trồng phổ biến ở tất cả các huyện của tỉnh Hải dương với tổng diện tích 14.250 ha nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là 2 huyện Thanh hà (47%) và Chí linh (43%). Đối với Thanh Hà, cây vải là cây trồng chủ lực, chiếm 2/3 diện tích canh tác, là nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân. Toàn bộ diện tích vườn tạp ở đây đã được cải tạo để trồng vải, diện tích cây vải ở Thanh hà phát triển rất nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây và diện tích hiện nay là 6.745 ha, sản lượng 25.000 tấn.
Những năm gần đây, vải thiều được trồng ở nhiều vùng có điều kiện sinh thái khác nhau trên Miền Bắc và cho chất lượng rất khác nhau. Mặc dù vải thiều Thanh hà là một đặc sản đã được nhiều người biết đến và người tiêu dùng sẵn sàng mua sản phẩm này với giá cao hơn các loại vải từ các vùng khác. Tuy nhiên trên thị trường người tiêu dùng khó có thể tìm thấy vải thiều Thanh Hà đích thực do không có căn cứ để phân biệt, do vậy lòng tin vào chất lượng và sự nổi tiếng của vải thiều Thanh hà ngày càng bị suy giảm.
Trong khâu lưu thông, vải thiều qua quá nhiều khâu trung gian, do vậy không có khả năng quản lý chất lượng đến tận người tiêu dùng. Chính vì vậy, vải thiều Thanh Hà chịu sự cạnh tranh về giá với vải thiều các vùng khác như Bắc Giang, Chí Linh, . Mấy năm gần đây giá vải giảm xuống rất nhanh: Giá vải năm 1995 tại Thanh Hà là 15.000 đồng/kg, đến năm 2003 chỉ còn 3.500 đồng/kg, năm 2004 xuống càng thấp hơn, 2.500 đồng/kg. Năm 2005 giá vải đã tăng lên 5.500 đồng/kg nhưng sản lượng vải Thanh Hà lại giảm chỉ bằng 40% sản lượng năm 2004. Người sản xuất gặp nhiều rủi ro.
Một khó khăn khác trong lưu thông là vụ thu hoạch vải tập trung trong thời gian ngắn (trong vòng 1 tháng) với khối lượng lớn, trong khi đó quả vải tươi lại khó bảo quản nên việc tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến rủi ro cho người buôn vải. Để giảm bớt rủi ro trong quá trình buôn bán, yêu cầu của khách hàng đối với chất lượng quả vải ngày càng khắt khe. Quả vải tươi mẫu mã phải đẹp, độ đồng đều cao, không có sâu bệnh (đặc biệt là sâu đầu quả). Tuy nhiên trong sản xuất của người dân hiện nay còn nhiều bất cập, kỹ thuật canh tác còn nhiều hạn chế dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, tỷ lệ vải đủ tiêu chuẩn bán vải tươi còn thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu khách hàng, nhất là những khách hàng khó tính. Bên cạnh đó việc tiêu thụ sản phẩm cũng gặp rất nhiều khó khăn do sự biến động của thị trường, tình trạng ép cấp ép giá và bị cạnh tranh với vải từ các vùng khác, thị trường xuất khẩu còn hạn chế,
Sự ra đời của hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh hà là một hướng đi mới và là yếu tố tiên quyết để đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm trong kinh tế thị trường. Mặc dù vậy, hoạt động của hiệp hội vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc theo dõi giám sát quá trình sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ, bảo quản và chế biến sản phẩm, . Để mô hình này hoạt động có hiệu quả hơn nữa và được triển khai rộng khắp nhằm tăng cường năng lực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các tác nhân tham gia thì cần có sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, các nhà khoa học và các dự án hỗ trợ,
II. Tình hình chung
II.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Hải dương
II.1.1. Vị trí địa lý
Hải dương nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc bộ, có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và cũng là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước trong tam giác kinh tế Hà nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Cụ thể: Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và Hải phòng; phía Tây giáp tỉnh Bắc ninh và Hưng yên; phía Bắc giáp tỉnh Bắc giang và phía nam giáp tỉnh Thái Bình.
Hải Dương có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông rất thuận lợi. Hầu hết các con đường huyết mạch chính nối với Hải Phòng, Quảng Ninh đều chạy qua lãnh thổ Hải Dương, như quốc lộ 5A, 18, 186, 188, 183, 39B. Hai tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - cảng Cái lân cũng đều chạy qua địa bàn tỉnh.
II.1.2. Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm đất đai và hiện trạng sử dụng đất: Hải dương có 2 nhóm đất chính:
- Nhóm đất đồng bằng: chủ yếu là phù sa sông Thái bình có xen kẽ phần nhỏ của sông Hồng với diện tích khoảng 147.900 ha chiếm 88,97% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh.
- Nhóm đất đồi núi: với diện tích 18.320 ha chiếm 11,03% tổng diện tích. Đất đồi núi được hình thành trong quá trình phong hoá đá mẹ, đất dốc tụ hoặc xen kẽ giữa phù sa với quá trình dốc tụ ở phía Đông bắc của tỉnh thuộc 2 huyện Chí linh và Kinh môn.
Địa hình của Hải dương khá bằng phẳng, nghiêng và thấp dần từ Tây bắc xuống Đông nam, có 90% diện tích lãnh thổ là đồng bằng do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, còn lại 10% diện tích khu Đông Bắc là đồi núi (huyện Chí linh)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 17