Mã tài liệu: 243165
Số trang: 30
Định dạng: doc
Dung lượng file: 873 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Mục lục
I. Tóm tắt khái quát 2
II. Phương pháp nghiên cứu 3
1. Phương pháp khảo sát 3
2. Lựa chọn điểm nghiên cứu 3
III. Tình hình chung 3
III.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Bắc giang 3
III.1.1. Vị trí địa lý 3
III.1.2. Điều kiện tự nhiên 3
III.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội 4
III.2. Tình hình sản xuất vải thiều tỉnh Bắc giang 5
III.2.1. Huyện Lục ngạn - Trung tâm sản xuất và tiêu thụ vải của Bắc giang 5
III.2.2. Phân vùng sản suất vải ở Lục ngạn- Sự khác nhau về mặt chất lượng sản phẩm 7
III.2.3. Một số giống vải và đặc tính mùa vụ sản xuất: 8
IV. Đặc điểm thị trường và tính cạnh tranh của sản phẩm 9
IV.1. Đặc điểm các trung tâm thương mại vải tập trung 9
IV.2. Tính cạnh tranh của sản phẩm 10
IV.2.1. Những thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ vải thiều ở Bắc giang 10
IV.2.2. Tiềm năng và những hạn chế trong xuất khẩu vải thiều Lục ngạn 10
IV.2.3. Những hạn chế trong khâu tiêu thụ 11
V. Mô tả các kênh hàng vải Lục ngạn 13
V.1. Kênh hàng vải tươi 13
V.2. Kênh hàng vải sấy khô 14
VI. Đặc điểm và các mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia 15
VI.1. Người tiêu dùng 15
VI.2. Đối với hộ sản xuất 16
VI.2.1. Đặc điểm chung 16
VI.2.2. Đặc điểm canh tác của các hộ sản xuất 18
VI.2.3. Hình thức tiêu thụ vải tươi của các hộ sản xuất 19
VI.2.5. Những hạn chế trong sản xuất của các hộ 20
VI.3. Tác nhân thu gom và buôn bán 20
VI.3.1. Tác nhân thu gom và buôn bán vải tươi 20
VI.3.2. Hoạt động lưu thông vải sấy khô ở Lục ngạn 23
VI.4. Người bán lẻ và các siêu thị 25
VI.4.1. Người bán lẻ 25
VI.4.2. Các siêu thị tham gia tiêu thụ vải tại Hà Nội 26
VI.5. Tác nhân tham gia chế biến 26
VI.5.1. Hình thức sấy khô 26
VI.5.2. Chế biến đóng hộp và chế biến rượu 28
VI.5.3. Hình thức bảo quản lạnh 28
VI.6. Vai trò của các tổ chức trong phát triển sản phẩm 28
VI.6.1. Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều chất lượng cao huyện Lục ngạn 28
VI.6.2. Vai trò của các tổ chức khác ở địa phương 29
VII. Qúa trình hình thành giá và phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân 30
VIII: Kết luận và kiến nghị 31
VIII.1. Kết luận 31
VIII.2. Kiến nghị 32
Phụ Lục 34
I. Tóm tắt khái quát
Sự xuất hiện của cây vải trên địa bàn tỉnh Bắc giang được bắt đầu từ những năm 1960 -1965, do các hộ nông dân từ các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam lên xây dựng quê hương mới đã mang theo vải ở quê hương mình lên trồng thử nghiệm. Tuy nhiên sự phát triển mạnh của cây vải ở Bắc Giang mới chỉ thực sự phát triển kể từ khi triển khai Nghị quyết 10/CT Bộ Chính trị (1988). Đây là cơ hội cho cây vải không chỉ được trồng tại các vườn trong gia đình, mà trồng trên những chân đất được giao cho hộ gia đình quản lý và cho phép được chủ động đầu tư trồng vải lên vườn đồi. Đến nay, cây vải đã được trồng ở tất cả các huyện trên địa bàn của tỉnh Bắc giang với tổng diện tích lên đến 30.746 ha và sản lượng đạt gần 160.000 tấn (năm 2004). Một số huyện trồng nhiều vải như Lục ngạn, Lục nam, Sơn động, Yên thế, . nhưng nhiều nhất vẫn là huyện Lục ngạn với gần 13.000 ha, chiếm 40,85% diện tích và 47,31% sản lượng năm 2004 của toàn tỉnh. Năm 2005 sản lượng vải của Lục ngạn chiếm 65,05% sản lượng toàn tỉnh. Đây được coi là trung tâm sản xuất và thương mại (ước tính trên 80% sản lượng vải của Bắc giang được tiêu thụ tại huyện Lục ngạn) vải quả lớn nhất của Bắc giang cũng như cả nước với chất lượng vải nổi tiếng được khách hàng nhiều vùng biết đến.
Mặc dù vậy, ngay trong huyện Lục ngạn thì chất lượng vải cũng có sự khác nhau giữa các vùng. Có thể phân thành 3 vùng sản xuất có chất lượng vải khác nhau, trong đó vùng 4 xã Hồng giang, Tân quang, Giáp sơn và Phì điền có chất lượng ngon nhất với tổng diện tích 1.914 ha (chiếm 14,8% diện tích vải toàn huyện). Trong sản xuất, trình độ thâm canh của người dân nhìn chung còn nhiều hạn chế về kỹ thuật canh tác: bón phân thiếu cân đối, chưa khắc phục được một số sâu bệnh gây hại, biện pháp kéo dài thời gian chín trên cây còn hạn chế, dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao và chưa đồng đều, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Do có sự khác nhau về chất lượng sản phẩm giữa 3 vùng nên hình thức tiêu thụ vải ở Lục ngạn cũng khác nhau: Vải loại 1 có chất lượng ngon nhất ở vùng 1 thường xuất khẩu sang Trung quốc (50% sản lượng), ở vùng 2 và 3 thường là vải loại 2 và loại 3 có chất lượng kém hơn được tiêu thụ tại các tỉnh Miền nam (40%) và các tỉnh phía Bắc như Hà nội, Hà nam (10%). Sản phẩm mà thị trường Trung quốc ưa thích là sản phẩm ngon nhất và giá của sản phẩm này luôn được các thương gia Trung quốc mua cao hơn các sản phẩm khác 500 - 1.500 đồng/kg vào cùng thời điểm.
Công nghệ chế biến vải ở Lục ngạn nhìn chung còn rất lạc hậu, chủ yếu là các lò sấy vải thủ công của các hộ dân (khối lượng vải đem sấy khô hàng năm chiếm khoảng 40 – 50% tổng sản lượng). Việc đầu tư cho nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến còn hạn chế. Khả năng chế biến và bảo quản của các cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh còn ở mức thấp và chi phí cho bảo quản cao. Bên cạnh đó việc đa dạng hoá các sản phẩm chế biến còn rất hạn chế (chủ yếu là sấy khô) nên chưa nâng cao được hiệu quả cho ngươì sản xuất, hạn chế được rủi ro.
II. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp khảo sát
- Chúng tôi tiến hành thu thập các tài liệu thứ cấp, bao gồm các tài liệu, số liệu liên quan ngành hàng vải thiều tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn
- Phỏng vấn các tác nhân tham gia ngành hàng vải từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ bằng bộ câu hỏi đã được chuẩn bị trước. Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn từng tác nhân hoặc một nhóm các tác nhân cùng tham gia.
2. Lựa chọn điểm nghiên cứu
- Sau khi tổng hợp các thông tin thứ cấp đã thu thập, chúng tôi đã chọn huyện Lục Ngạn để tiến hành khảo sát vì đây là trung tâm sản xuất và tiêu thụ vải thiều của Bắc Giang.
- Tại huyện Lục Ngạn, chúng tôi tiến hành khảo sát tại 3 xã Phì Điền, Trù Hựu và Phương Sơn là 3 xã nằm trong 3 khu vực sản xuất vải có chất lượng khác nhau. Mặt khăc sđây cũng là 3 trung tâm tiêu thụ vải lớn nhất của huyện Lục Ngạn.
III. Tình hình chung
III.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Bắc giang
III.1.1. Vị trí địa lý
Bắc giang nằm liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị Quan 100 km về phía Nam. Cụ thể: Phía Bắc giáp tỉnh Lạng sơn, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc ninh và Hải dương, phía Đông giáp tỉnh Quảng ninh và phía Tây giáp tỉnh Thái nguyên và Hà nội.
Hệ thống giao thông của tỉnh bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ được phân bố khá đồng đều và thuận tiện như quốc lộ 37, 31, 279 và đặc biệt quốc lộ 1A. Có 3 tuyến đường sắt và 3 con sông lớn chảy qua (sông Thương, sông Cầu và sông Lục nam) tạo nên một mạng lưới giao thông nối với các trung tâm kinh tế trọng điểm trong và ngoài nước.
III.1.2. Điều kiện tự nhiên
ã Thời tiết, khí hậu
Bắc giang nằm trong vùng khí hậu Đông-Bắc, thuộc chế độ nóng ẩm, có mùa đông lạnh. Khí hậu có thể chia thành 3 vùng chính: Vùng khí hậu đồng bằng Bắc bộ: ấm và ẩm hơn so với các huyện khác trong tỉnh bao gồm các huyện Hiệp hoà, Việt yên và một phần huyện Yên dũng. Vùng khí hậu đồi: lạnh và ẩm, gồm các huyện Yên thế, Tân yên, Lạng giang, Lục nam, Việt yên, Hiệp hoà và một phần huyện Yên dũng. Vùng khí hậu núi thấp có khí hậu lạnh hơn hai vùng trên và ẩm, bao trùm lên các huyện Lục ngạn và Sơn động.
ã Đặc điểm về đất đai và cơ cấu sử dụng đất
Bắc giang có 382.200 ha đất tự nhiên với địa hình không bằng phẳng, nhiều đồi, núi, phù hợp cho phát triển sản xuất nông-lâm-nghiệp đa dạng. Đất nông nghiệp chiếm khoảng 32,20% tổng diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp chiếm 28,80% và phần còn lại là đất đô thị, chuyên dùng và đất ở. Với cơ cấu đất kể trên là yếu tố thuận lợi để Bắc giang có điều kiện phát triển về công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Đặc điểm sử dụng đất ở Bắc giang trong những năm qua là diện tích đất trồng cây lâu năm tăng nhanh trong đó chủ yếu là diện tích trồng cây ăn quả mà điển hình là diện tích đất trồng vải tăng lên nhanh chóng: Năm 2004 so với năm 2000 đạt 2,405 lần. Như vậy, Bắc Giang thực sự là vùng sản xuất cây ăn quả hàng hoá tập trung (sản phẩm vải, nhãn) có giá trị kinh tế cao
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16