Tìm tài liệu

Lang ban cua nguoi tay o huyen trung khanh tinh cao bang

Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng

Upload bởi: bitly13

Mã tài liệu: 259573

Số trang: 103

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 1,122 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam cần được bảo tồn và phát huy. Một trong những yếu tố cần được bảo tồn là văn hoá làng bản của dân tộc thiểu số vùng niền núi phía Bắc. Tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, yếu tố làng bản của người Tày cũng có những nét truyền thống rất phong phú và đặc sắc. Làng bản dân tộc Tày vừa phải đổi mới, hiện đại nhưng cũng phải giữ được những bản sắc dân tộc và truyền thống tốt đẹp.

Lâu nay việc tìm hiểu nghiên cứu văn hoá làng bản của các dân tộc nói chung trên phạm vi cả nước bước đầu đã đạt được những thành tựu. Tuy nhiên việc tìm hiểu làng bản của của người Tày ở Cao Bằng, tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc do nhiều nguyên nhân khách quan còn bỏ ngỏ chưa được chú ý quan tâm và việc nghiên cứu cũng chưa có hệ thống. Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề: “Làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu. Qua đề tài, tác giả mong muốn giúp cho thế hệ trẻ ở huyện gắn bó sâu sắc hơn với quê hương, để từ đó có những việc làm thiết thực góp phần xây dựng quê hương Trùng Khánh ngày càng giàu đẹp hơn.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi được thừa hưởng rất ít các kết quả nghiên cứu của những người đi trước bởi vì chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh. Tuy nhiên, ở từng lĩnh vực và khía cạnh khác nhau của các nhà nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề nói trên một cách trực tiếp hay gián tiếp.

Ở vùng Tày, Nùng ở Việt Bắc cũng có những tác giả là những nho sĩ quan sát ghi chép về đất nước, núi sông và con người ở đây như: Phan Lê Phiên ( 1973-1809) viết “ Cao Bằng Lục”, Phạm An Phủ viết “Cao Bằng kí Lược”. Và cuốn sách “Cao Bằng thực lục” của tác giả Bế Hữu Cung viết năm 1810, là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về vị trí địa lý sông núi, phong tục tập quán và thành trì Cao Bằng. Năm 1920, tác giả Bế Huỳnh cho xuất bản cuốn “Cao Bằng tạp chí nhật tập”, tác phẩm đã đề cập chi tiết đến nguồn gốc, phong tục tập quán của dân tộc Tày, Nùng ở Cao bằng. Tác phẩm “Văn hoá Tày, Nùng” của nhóm tác giả Hà Văn Thư, Lã Văn Lô, tác phẩm đã đề cập đến một cách khái quát về đặc điểm của hai dân tộc Tày, Nùng trên hai phương diện lớn của nền văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Gần đây công trình “Nhà sàn truyền thống của người Tày ở Đông Bắc Việt Nam” của tác giả Ma Ngọc Dung xuất bản năm 2005, tác phẩm đi sâu vào tìm hiểu đời sống vật chất của người Tày nói chung, cách chọn chọn thế đất của họ đề xây dựng nhà cửa, làng bản. Ngoài ra những báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế –xã hội tỉnh Cao Bằng, báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Trùng Khánh đến năm 2020.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào cụ thể tìm hiểu, nghiên cứu về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Bởi vậy còn rất nhiều vấn đề quan trọng chưa được làm sáng tỏ như: nguồn gốc dân tộc, sinh hoạt tín ngưỡng, phong tục tập quán đã từng tồn tại hoặc còn duy trì đến ngày nay Song chúng tôi vẫn xem thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước là ý kiến gợi mở quý báu , là cơ sở để tác giả hoàn thành tốt đề tài của mình.

3. Nguồn gốc và phương pháp nghiên cứu

Nguồn tư liệu

Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số sử sách và địa chỉ cổ như: “Lịch sử tỉnh Cao Bằng”, tác phẩm giới thiệu về đất và người Cao Bằng, quá trình hình thành phát triển trên mọi lĩnh vực (kinh tế, chính trị, xã hội) của tỉnh từ thời tiền sử đến nay. “Cao Bằng Thực Lục” (Bế Hữu Cung) tác phẩm gồm 4 phần, trong đó có phần ba: “Sơn Thuỷ Lục” chép lịch sử Cao

Bằng và phần bốn: “Cương giới phong tục” chép lịch sử Cao Bằng từ đời Kinh Dương Vương đến đời Chiêu Thống và các sách tên làng bản Việt Nam đầu thế kỷ XIX còn lưu lại tại Vện Hán Nôm, Viện Sử học. Nguồn tư liệu điền dã, để thực hiện đề tài này chúng tôi sẽ tiến hành thực địa tại tất cả các xã thuộc huyện Trùng Khánh để quan sát địa hình, quang cảnh làng bản, đời sống văn hoá, xã hội của dân tộc Tày ở huyện Trùng Khánh. Từ đó giúp chúng tôi có thể tìm hiểu về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng.

Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của đề tài, tác giả đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng diễn ra trong các làng bản của người Tày huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng.

Phương pháp chủ yếu vận dụng trong đề tài là diễn dã lịch sử kết hợp với quan sát xã hội học nhằm làm nổi bật những đặc trưng làng bản của người Tày ở Trùng Khánh nói riêng và Cao Bằng nói chung. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logíc, phương pháp hệ thống hoá, . để nghiên cứu làng bản của người Tày ở Trùng Khánh.

4. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Về mục đích nghiên cứu, đề tài nghiên cứu tìm hiểu về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh, nhằm khắc phục bức tranh toàn cảnh về làng bản dân tộc Tày ở một huyện miền núi biên giới Cao Bằng. Qua kết quả nghiên cứu đề tài góp phần thêm cơ sở khoa học về làng bản của người Tày Cao Bằng nói chung và Trùng Khánh nói riêng mà lâu nay ít người quan tâm.

Mặt khác, trong cuộc sống mới, thời đại mới, chúng ta nhất là giới trẻ ngày nay tuỳ theo hoàn cảnh và khả năng sẽ phải có mặt ở nhiều nơi công tác ở nhiều môi trường, những tình cảm quê hương, tình làng nghĩa xóm vẫn sẽ mãi mãi đậm đà. Hiểu biết về làng xã Việt Nam nói chung và làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng nói riêng chính là để giúp chúng ta nâng cao tình cảm ấy.

Đối tượng nghiên cứu, đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến tổ chức xã hội làng bản, đời sống văn hoá - xã hội làng bản của dân tộc Tày ở Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Phạm vi nghiên cứu: không gian nghiên cứu của đề tài là địa bàn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ những tài liệu khảo sát, điền dã tại Trùng Khánh hiện tại kết hợp với khai thác các tài liệu khác, chúng tôi tìm lọc những yếu tố cổ truyền về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trước cách mạng Tháng Tám và những biến đổi từ sau cách mạng Tháng Tám đến nay. Chính vì vậy mà đề tài được bố cục trình bày theo từng vấn đề cụ thể và có sử dụng tất cả các nguồn tài liệu mà chúng tôi đã thu thập được có liên quan đến nội dung đưa ra không giới hạn niên đại của tư liệu.

5. Đóng góp của đề tài

Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành sự nghiệp: “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong sự nghiệp ấy di sản văn hoá của mỗi dân tộc được xem là: “Tài sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo ra những giá trị mới và giao lưu văn hoá”. Làng xã, mường bản Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời. Chính từ những làng bản đơn vị cơ sở này mà đất nước ta tồn tại và ghi được nhiều thành tựu tạo nên một nền văn hoá làng có nhiều nét riêng. Ngày nay muốn xây dựng một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc như Đảng ta luôn nhấn mạnh, thì cần phải tiếp cận với văn hoá làng.

Hiện nay, dưới ảnh hưởng của sự giao lưu văn hoá và tác động cư chế thị trường, của công nghiệp hoá và hiện đại hoá, văn hoá làng bản truyền thống của người Tày đang có những biến đổi lớn. Bên cạnh những giá trị văn hoá tích cực mà ta cần bảo tồn, kế thừa, phát huy, cũng còn những yếu tố đã tỏ ra lạc hậu, không còn phù hợp với cuộc sống đương đại và xu thế phát triển chung đòi hỏi chúng ta phải cải biên, nâng cao, thậm chí phải lọc bỏ. Mặt khác chúng ta lại đang chứng kiến một thực tế là nhiều giá trị văn hoá truyền thống đích thực đang bị mai một, xuống cấp, bị pha tạp, lai căng một cách phản văn hoá không phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc. Trong thời gian qua chúng ta cũng đã đầu tư nhiều công sức, có nhiều chủ trương chính sách để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc như tuyên

truyền, vận động đồng bào xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới, thực hiện định canh định cư

Tuy nhiên kết quả thu được chưa nhiều. Một trong những nguyên nhân của tình hình trên là thiếu hiểu biết về phong tục tập quán, tâm lý, chưa thấy hết được những giá trị văn hoá tinh thần, vật chất cũng như ảnh hưởng của nó trong đời sống của đồng bào các dân tộc. Tuy có những hạn chế rõ ràng nhưng cũng phải công nhận là đã có nhiều làng rất xứng đáng với sự tôn vinh. Tìm hiểu những nét đẹp truyền thống của các làng xã để rút kinh nghiệm bồi bổ cho nhiệm vụ xây dựng làng văn hoá mới hiện nay là yêu cầu chính đáng và chắc chắn có nhiều hứa hẹn. Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, đó là sự kế thừa những truyền thống văn hoá, tinh hoa trí tuệ của ông cha để lại để từ đó giáo dục và làm thức tỉnh lòng yêu nước, yêu quê hương làng bản của đồng bào dân tộc Tày nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Qua nghiên cứu cơ cấu tổ chức làng bản đề tài làm nổi bật được tính cấu kết cộng đồng của cư dân, sự gắn bó tương trợ giúp đỡ lẫn nhau thông qua các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên. Đây là một bài học kinh nghiệm quý báu mà chúng ta được tiếp thu, kế thừa và sẽ phát triển trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Qua kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được sẽ giúp cho bạn đọc thấy được những nét đẹp truyền thống, nét văn hoá đặc

trưng trong văn hoá làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh. Đề tài: “Làng bản của người Tày ở huyện Trùng khánh tỉnh Cao Bằng” còn là một nguồn tài liệu cho sinh viên các bộ môn khoa học như: Lịch sử địa phương, văn hoá học, dân tộc học .

6. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bản đồ, tranh ảnh, phụ lục, đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Chương 2: Làng bản truyền thống của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng trước cách mạng Tháng Tám (1945)

Chương 3: Những biến đổi dưới xã hội mới của làng bản người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng
  • Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Vài nét về nghi thức tang lễ và thờ cúng của ...

Upload: hoangtram2306

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 532
Lượt tải: 16

Nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thuỷ ...

Upload: phongbeecom

📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 395
Lượt tải: 16

Góp phần nghiên cứu hệ sinh thái và môi ...

Upload: tsunamis2010

📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 485
Lượt tải: 16

Văn hoá truyền thống bản sắc văn hoá làng ...

Upload: nguyenvuongquephuong1988

📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 412
Lượt tải: 16

Tác động của du lịch đến các làng người H ...

Upload: thuysk

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 495
Lượt tải: 20

Một số vấn đề về cho vay hộ sản xuất ở Ngân ...

Upload: hidenames

📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 322
Lượt tải: 16

Tập quán chăm sóc sức khoẻ sinh sản của ...

Upload: songnhi0709

📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 603
Lượt tải: 16

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải ...

Upload: tmtuyenim

📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 458
Lượt tải: 16

Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực ...

Upload: vietha

📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 428
Lượt tải: 16

Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực ...

Upload: hieuquoc85

📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 393
Lượt tải: 16

Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực ...

Upload: nguyenvanlanhhp

📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 414
Lượt tải: 16

Phát triển làng nghề truyền thống ở huyện ...

Upload: hpg3000cd

📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 298
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh ...

Upload: bitly13

📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 527
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam cần được bảo tồn và phát huy. Một trong những yếu tố cần được bảo tồn là văn hoá làng bản của pdf Đăng bởi
5 stars - 259573 reviews
Thông tin tài liệu 103 trang Đăng bởi: bitly13 - 23/07/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 23/07/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng