Mã tài liệu: 257644
Số trang: 97
Định dạng: doc
Dung lượng file: 829 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong hoạt động quản lý, kiểm tra, đánh giá vừa là biện pháp vừa là một trong 4 chức năng quản lí, đó là: Hoạch định kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Kiểm tra, đánh giá đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn có quyết định quản lý đúng đắn thì phải kiểm tra đánh giá, không có kiểm tra đánh giá thì không có quản lý. R.J. Dietel, J.L. Herman, và R.A. Knuth NCREL, Oak Brook, 1991 cho rằng: Đánh giá có thể ảnh hưởng đến việc xác định về điểm số, sự tiến bộ, sự sắp xếp, nhu cầu giảng dạy, và chương trình giảng dạy. Kiểm tra đánh giá là một thành tố không thể thiếu trong hoạt động dạy học, đặc biệt là kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn.
1.2. “Thực hiện quy chế chuyên môn” là một trong những hoạt động chuyên môn chủ yếu của GV trong nhà trường. Muốn quản lý hoạt động chuyên môn thì Hiệu trưởng phải kiểm tra việc GV thực hiện quy chế chuyên môn. Không kiểm tra hoặc không kiểm tra đến nơi đến chốn thì sẽ không điều khiển được hoạt động dạy học đúng với mục tiêu, yêu cầu đề ra. Quy chế chuyên môn là cơ sở để hiệu trưởng nhà trường, phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn được giao giúp hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo viên trong mỗi đợt, kì và năm học. Là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT.
1.3. Trong thế giới ngày nay, hầu hết các quốc gia đều nhận thấy vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mình. Có thể thấy bài học về sự thành công “Thần kỳ” của các nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, . và một số quốc gia khác. Nhờ đầu tư vào giáo dục các quốc gia này đã đạt được sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội. Một đất nước muốn phát triển thịnh vượng và bền vững, trước hết, phải hướng tới sự phát triển con người - nguồn nhân lực của xã hội - động lực của mọi sự phát triển.
Ở Việt Nam giáo dục cũng được xác định là quốc sách hàng đầu và đã có một sự đầu tư đáng kể. Mặc dù đã có nhiều cố gắng thì chất lượng giáo dục của Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá về tồn tại của giáo dục là chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục. Trong đó công tác quản lý giáo dục, đào tạo chậm đổi mới và còn nhiều bất cập. Thanh tra, kiểm tra đánh giá giáo dục còn nhiều yếu kém; những hiện tượng tiêu cực, như bệnh thành tích, thiếu trung thực trong đánh giá kết quả giáo dục, trong học tập, tuyển sinh, thi cử, cấp bằng và tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan kéo dài, chậm được khắc phục. Đại hội đã đề ra một số định hướng phát triển ngành giáo dục và đào tạo trong đó nhấn mạnh việc tăng cường khung pháp lý và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo, chống bệnh thành tích. Đổi mới tổ chức và hoạt động, đề cao và đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, nhất là trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Tập trung khắc phục những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, thi cử, tuyển sinh, đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ, văn bằng.
1.4. Trên địa bàn huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai có 02 trường THPT cả 2 trường đều là THPT Công lập. Giữa 2 trường này việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV chưa đồng bộ, việc kiểm tra của Hiệu trưởng về quy chế chuyên môn của GV vẫn còn chưa thường xuyên, chưa thống nhất. Trong thực tế hiện nay Hiệu trưởng một số trường THPT chưa chú ý đúng mức việc kiểm tra GV thực hiện quy chế chuyên môn. Một số Hiệu trưởng giao hết cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn vì vậy GV thực hiện không đầy đủ quy chế chuyên môn. Kết quả là người Hiệu trưởng không thể thực hiện một cách tối ưu hoạt động quản lý của mình.
Quản lý hoạt động chuyên môn quan trọng nhưng trên thực tế còn ít có các công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Từ những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của hiệu trưởng các trường THPT huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng đối với việc GV thực hiện quy chế chuyên môn đề tài xây dựng một số biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với các hoạt động chuyên môn ở các trường THPT thuộc địa bàn huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.
3. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lí của Hiệu trưởng trong trường THPT.
4. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng các trường THPT đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV các trường THPT huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.
5. Giả thuyết khoa học
Quy chế chuyên môn là một trong những công cụ quan trọng để giáo viên tiến hành các hoạt động chuyên môn và cơ sở để hiệu trưởng chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên. Ở các trường THPT Bát Xát tỉnh Lào Cai, công tác kiểm tra đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn còn có một số bất cập. Nếu Hiệu trưởng có các biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn một cách phù hợp, khoa học thì hiệu quả của công tác này ở các trường THPT huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai sẽ được nâng cao.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài của luận văn: các khái niệm, các hình thức kiểm tra, đánh giá quy chế chuyên môn, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn .
6.2. Nghiên cứu thực trạng công tác kiểm tra đánh giá và các biện pháp của Hiệu trưởng đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.
6.3. Xây dựng các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV.
7. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu một số biện pháp kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng đối với việc GV thực hiện quy chế chuyên môn ở các trường THPT huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
8. Nhóm phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận và hồi cứu tư liệu: Phân tích và tổng hợp sách, các bài báo khoa học, các đề tài nghiên cứu, các luận văn, luận án để tổng quan và xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
- Phân tích các hồ sơ quản lý chuyên môn của hiệu trưởng, phân tích các số liệu, hồ sơ thi đua, tổng hợp của Sở Giáo dục & Đào tạo đối với các trường để thu thập các thông tin về tình hình quản lý hoạt động CM của nhà trường.
8.2. Phương pháp điều tra:
- Nghiên cứu qua: 2 Hiệu trưởng, 5 Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, 12 Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn, 50 GV.
- Lập phiếu điều tra lấy ý kiến hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn, giáo viên về thực trạng quản lý thực hiện quy chế chuyên môn và các biện pháp cần thực hiện để cải tiến công tác này.
8.3. Phương pháp phỏng vấn:
- Phỏng vấn các hiệu trưởng có kinh nghiệm quản lý, tập trung vào: Hỏi các vấn đề liên quan đến công tác quản lý hoạt động chuyên môn; phương pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn có những ảnh hưởng gì đối với hoạt động chuyên môn của giáo viên? Ảnh hưởng như thế nào? Kiến nghị của cá nhân với việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế hoạt động chuyên môn.
8.4. Các phương pháp hỗ trợ khác:
- Các thuật toán thống kê để xử lý các số liệu điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để tổng kết những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trước khi kết luận và đề xuất biện pháp.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của kiểm tra đánh giá thực hiện hoạt động qui chế chuyên môn trong trường học.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của hiệu trưởng các trường THPT huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.
Chương 3: Xây dựng các biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của hiệu trưởng tại các trường THPT huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 156
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 16