Mã tài liệu: 211036
Số trang: 90
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 827 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong thập kỷ vừa qua, Việt nam đã tiến hành những cải cách đầy ấn tượng để cải thiện môi trường đầu tư trong nước. Mặc dù những cải cách này đã góp phần tạo nên một môi trường thuận lợi cho việc tăng trưởng khu vực kinh tế tư nhân, sự thiếu vắng các cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng vẫn là trở ngại lớn nhất cho sự tăng trưởng rộng khắp của doanh nghiệp. Phần lớn doanh nghiệp nhỏ tìm cách tài trợ cho hoạt động của mình bằng lợi nhuận giữ lại hoặc những nguồn tín dụng phi chính thức mà nguyên nhân của hiện tượng này chính là khuôn khổ pháp lý và thể chế còn yếu.
Kết quả phân tích kinh tế gợi ý rằng khả năng tiếp cận tín dụng là vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và đặc biệt là đối với lợi ích của người nghèo. Dỡ bỏ các hàng rào cản trở một loạt dịch vụ tài chính có thể giúp nâng cao năng lực của doanh nghiệp và giảm thiểu quy mô của khối phi chính thức.
Chính phủ Việt nam hiện đang hỗ trợ cho việc thành lập hệ thống các Trung tâm thông tin tín dụng tư nhân giúp các ngân hàng đánh giá độ tin cậy về tín dụng của khách vay. Ngoài ra, nhận thức được lợi ích kinh tế của việc dùng động sản làm bảo đảm tiền vay, từ giữa những năm 1990 đến nay Chính phủ đã và đang tiến hành những nỗ lực cải cách đáng kể nhằm cải thiện môi trường cho vay tín dụng. Gần đây nhất, Chính phủ đã thông qua Bộ luật Dân sự 2005 và một Nghị định mới
về giao dịch bảo đảm vào tháng 12 năm 2006 để đưa khung pháp lý và thể chế hiện nay phù hợp với các nguyên tắc về thực tiễn tốt nhất của quốc tế.
Trong khi các luật mới đang cải thiện đáng kể môi trường cho vay hiện nay, thì cũng không thể phủ nhận rằng vẫn còn những hạn chế trong hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại. Chính vì những lý do trên nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận chung cơ bản về giao dịch bảo đảm tiền vay, hệ thống hóa các quy định về bảo đảm tiền vay. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Cuối cùng là nêu ra các đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu từ phương pháp luận duy vật biện chứng đến các phương pháp nghiên cứu cụ thể như điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích, so sánh kết hợp với giữa lý luận với thực tiễn.
Các lý luận liên quan đến hoạt động ngân hàng đã được tổng hợp, đúc kết sẽ được sử dụng làm tài liệu cho việc nghiên cứu đề tài cùng với vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khóa học có liên quan đến hoạt động ngân hàng thương mại để làm sâu sắc thêm các luận điểm.
4.Những đóng góp của luận văn
Luận văn làm rõ những vấn đề cơ bản của bảo đảm tiền vay như khái niệm, đặc điểm, vai trò, bản chất, chủ thể tham gia bảo đảm tiền vay, thực trạng áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại, thông qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện ác quy định về bảo đảm tiền vay.
Những đề xuất, kiến nghị cụ thể của luận văn góp phần hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm, nâng cao hoạt động của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong giai đoạn xu thế toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc hoạch định chính sách tiền tệ, quản lý hoạt động của ngân hàng nói chung.
Kết cấu của luận văn:
Ngoài lời mở đầu, danh mục ký hiệu các chữ viết tắt, kết luận, danh mục văn bản pháp luật và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm ba chương.
Chương 1: Lý luận chung về giao dịch bảo đảm tiền vay
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại
Chương 3: Các yêu cầu và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay đối với các ngân hàng thương mại
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 230
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 252
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 257
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16