Mã tài liệu: 274268
Số trang: 65
Định dạng: zip
Dung lượng file: 839 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
A. Lời mở đầu
B. Nội dung.
Chương I : Cơ sở lý thuyết về công tác theo dõi, đánh giá
thực hiện kế hoạch.
1. Kế hoạch hóa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Peter Drucker, một trong những chuyên gia quản lý hàng đầu đương đại, tác giả của “ Quản lý cho tương lai; thập kỷ 90 và xa hơn nữa”( Managing for the Future- 1990s and beyond) đã đề xuất tiêu chuẩn về tính hiệu nghiệm ( effectiveness)- tức là khả năng làm những việc “đúng” (do “right” things ) và tính hiệu quả (efficiency) – tức là khả năng làm đúng việc ( do things “ right”). Ông cho rằng tính hiệu nghiệm là quan trọng hơn, bởi vẫn có thể đạt được tính hiệu quả khi chọn sai mục tiêu. Hai tiêu chuẩn nói trên song hành cùng với hai khía cạnh của kế hoạch hóa: Xác định các mục tiêu “đúng” và chọn lựa những biện pháp “đúng” để đạt được các mục tiêu này. Cả hai khía cạnh đó đều có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp.
1.1. Khái niệm và vai trò của kế hoạch hóa.
1.1.1. Khái niệm.
Kế hoạch là sự thể hiện ý đồ phát triển của chủ thể quản lý với đối tượng quản lý thông qua các giải pháp .
Như vậy kế hoạch là một văn bản định hướng phát triển gồm hai phần chính là mục tiêu (ý đồ) và giải pháp. Theo đó thì làm kế hoạch là phải xác định được các mục tiêu cần đạt tới và đưa ra những cách thức để có thể đạt đựơc những mục tiêu đó.
Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam 2” thì : Kế hoạch hóa là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các qui luật của xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các qui luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế - kĩ thuật, các ngành, các lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống nhất.
Theo cách hiểu đó thì rõ ràng kế hoạch đựơc lập trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Kế hoạch hóa là một chức năng quản lý. Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Theo đó, có ba nội dung chủ yếu của kế hoạch hóa là : (1) Xác định , hình thành mục tiêu( phương hướng) đối với tổ chức, doanh nghiệp; (2)Xác định và bảo đảm ( mang tính chắc chắn, cam kết) về các nguồn lực cần thiết để có thể đạt được những mục tiêu đó ;(3) Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 16